CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
Mục đích khảo sát nhằm đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng cũng như quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số. Đánh giá được những thành tựu, những tồn tại và nguyên nhân để làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp quản lý.
2.2.2. Mẫu khảo sát
Để đảm bảo tính thực tiễn và khách quan, đối tượng khảo sát gồm cán bộ quản lí và giáo viên thuộc 7 trường; cơ cấu mẫu đảm bảo đại diện các khu vực thuận lợi và khó khăn trên địa bản huyện Thanh Trì:
STT TÊN TRƯỜNG ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SỐ LƯỢNG CBQL, GV
GHI CHÚ
1 Tiểu học A Thị Trấn Văn Điển
Trường có bề dày truyền thống nằm trong top đầu của huyện, được đầu tư về CSVC, hạ tầng CNTT khá hiện đại, nằm trong lộ trình phát triển thành trường chất lượng cao.
55
2 Tiểu học Tứ Hiệp
Trường có bề dày truyền thống, nằm trong top đầu của huyện, mới được đầu tư, xây dựng mới (Năm 2021). CSVC khá đồng bộ, hiện đại.
58
3 Tiểu học Ngô Sĩ Kiện
Trường mới thành lập (06 năm), đang trên đà phát triển.
CSVC và hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu về công tác chuyên môn.
62
4 Tiểu học Đại Áng
Trường nằm ở khu vực xa trung tâm huyện, CSVC đảm bảo, hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu cơ bản về công tác chuyên môn.
51
5 Tiểu học Vĩnh Quỳnh
Trường mới được xây dựng mới hoàn toàn (Năm 2022), được đầu tư đồng bộ về CSVC, hạ tầng CNTT
73
6 Tiểu học Triều Khúc
Trường mới thành lập và xây dựng năm 2022, nằm ở khu vực giáp danh với quận Thanh Xuân. Được đầu tư cơ bản về CSVC và hạ tầng CNTT.
44
7 Tiểu học Duyên Hà
Trường nằm ngoài đê - khu vực dân cư còn khó khăn, mới được sửa sang lại CSVC năm 2022, hạ tầng CNTT đáp ứng yêu cầu cơ bản.
25
Mẫu trả lời phiếu: gồm 19 cán bộ quản lí (hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), 61 tổ trưởng và tổ phó chuyên môn, 70 GV tiểu học thuộc 7 trường trên địa bàn huyện Thanh Trì:
Đơn vị (Trường) CBQL (BGH) CBQL (tổ CM) Giáo viên
TH Ngô Sĩ Kiện 3 10 10
TH Tứ Hiệp 3 10 10
TH A Thị Trấn Văn Điển 3 10 10
TH Đại Áng 3 10 10
TH Vĩnh Quỳnh 3 10 10
TH Triều Khúc 2 6 10
TH Duyên Hà 2 5 10
Tổng 150
2.2.3. Nội dung khảo sát
Mục tiêu đạt được sự hiểu biết toàn diện về đề tài nghiên cứu và triển khai hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra, quá trình khảo sát đã được tiến hành trên đối tượng nghiên cứu với các nội dung trọng tâm sau:
Thứ nhất, đánh giá thực trạng năng lực giảng dạy của giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng năng lực sư phạm định hướng phát triển năng lực học sinh dành cho giáo viên tiểu học tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong kỷ nguyên số. Khảo sát bao gồm nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng; cơ chế kiểm tra, đánh giá; điều kiện triển khai; và hiệu quả thực tế.
Thứ ba, đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên tiểu học tại huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số. Nội dung khảo sát tập trung vào đánh giá nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng; đánh giá thực trạng quản lý, từ việc xác định nhu cầu bồi dưỡng đến các hoạt động quản lý theo chức năng, tập trung ở cấp trường. Mục tiêu là xây dựng bức tranh toàn cảnh về thực trạng này.
2.2.4. Hình thức khảo sát - Điều tra bằng bảng hỏi
Chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng Anket (bảng hỏi): Thiết kế
bảng hỏi dựa trên những nghiên cứu lí luận và quan sát từ thực tiễn; thu thập các ý kiến của các đối tượng khảo sát; điều tra và xử lí các số liệu có liên quan theo yêu cầu của đề tài.
- Phỏng vấn
Nhằm bổ sung các thông tin cần thiết cho bảng hỏi, khai thác sâu hơn các vấn đề liên quan đến thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội trong bối cảnh chuyển đổi số, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn: Dự kiến hệ thống các câu hỏi theo mục đích muốn điều tra; đặt câu hỏi; lắng nghe, thu thập và xử lí thông tin.
2.2.5. Thang đo kết quả khảo sát
Số liệu điều tra sau khi được làm sạch sẽ tiến hành số hóa và nhập liệu. Phần mềm Excel được sử dụng trong xử lý số liệu điều tra; Thang đo được sử dụng trong phiếu điều tra là thang đo likert 5 bậc trong đó cụ thể mức độ đánh giá của thang đo từ 1-5 theo mức độ tăng dần:
Thấp (mức 1): ĐTB từ 1.0 – 1.79: ứng với hoàn toàn không cần thiết, chưa đạt, chưa bao giờ, rất không hiệu quả, hoàn toàn không đáp ứng, hoàn toàn chưa đạt yêu cầu, không ảnh hưởng;
Trung bình (mức 2): ĐTB từ 1.8 – 2.59: ứng với không cần thiết, đạt, thỉnh thoảng, không hiệu quả, không đáp ứng, chưa đạt yêu cầu, thấp ;
Khá (mức 3): ĐTB từ 2.6 – 3.39: ứng với ít cần thiết, khá, khá thường xuyên, bình thường, đáp ứng, đạt yêu cầu, vừa phải;
Cao (mức 4): ĐTB từ 3.4 – 4.19: ứng với cần thiết, tốt, thường xuyên, hiệu quả, đáp ứng tốt, tốt, cao;
Rất cao (mức 5): ĐTB từ 4.2 – 5.0: ứng với rất cần thiết, rất tốt, rất thường xuyên, rất hiệu quả, đáp ứng rất tốt, rất cao.
- Trị trung bình tính (TTB) theo công thức: X x ni. i
n , trong đó xi là điểm đạt được ở mức i, ni số lượt chọn của mức i, n là tổng số lượt người tham gia đánh giá.