CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
1.2. Năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên tiểu học
1.2.2. Thành tố cấu trúc năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh của giáo viên tiểu học trong bối cảnh chuyển đổi số
Giáo dục định hướng này nhằm tạo ra môi trường học tập tương tác, khuyến khích học sinh vận dụng các kỹ năng, kiến thức và giá trị trong thực tế cuộc sống.
Theo đó, vai trò của các giáo viên cũng thay đổi: thầy cô sẽ là người hướng dẫn, đồng hành cùng học sinh trong quá trình khám phá, tìm hiểu và xây dựng kiến thức mới. Cùng với những tác động trong bối cảnh chuyển đổi số, nhiều thành tựu về công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) được ứng dụng nhằm hỗ trợ dạy học hiệu quả và đòi hỏi những thành tố mới trong năng lực dạy học của giáo viên tiểu học.
1.2.2.1. Năng lực thiết kế dạy học có ứng dụng ICT
Bản thiết kế bài dạy, tức giáo án hay kế hoạch giảng dạy, là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả giảng dạy. Chuẩn bị bài học kỹ lưỡng được phản ánh đầy đủ
Năng lực dạy học
Năng lực thiết
kế dạy học
Năng lực tiến hành
dạy học
Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy
học
Năng lực quản lí dạy
học
trong giáo án. Năng lực thiết kế bài học bao gồm các yếu tố:
* Năng lực chuẩn bị thiết kế bài học
Để chuẩn bị thiết kế bài học tốt, người giáo viên cần có một số năng lực cần thiết: hiểu HS lớp được phân công giảng dạy; nghiên cứu chương trình, kế hoạch giáo dục; xác định kĩ năng (nội dung) dạy học cần hình thành cho HS hay mục tiêu, yêu cầu cần đạt của bài học; thu thập và nghiên cứu tài liệu; năng lực ứng dụng ICT trong thiết kế bài học; …
Trong những năng lực đó, để chuẩn bị thiết kế dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi giáo viên cần phải có cái nhìn rõ ràng về những năng lực và khả năng của học sinh trong lớp để căn cứ vào năng lực của HS mà đưa ra mục tiêu vừa sức với các em, giúp các em vừa phát triển được các năng lực chung, vừa phát triển được các năng lực đặc thù cho bản thân mình, vừa đáp ứng mục tiêu của cấp học, vừa giải quyết được những tình huống trong thực tiễn cuộc sống cũng như đề ra phương án dạy học (phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động học tập) phù hợp, sao cho các em trở nên tự tin, độc lập, tự khám phá và tự học để giải quyết vấn đề. Cùng với đó, năng lực ứng dụng ICT giúp GV lựa chọn ứng dụng giúp nâng cao hiệu quả bài dạy.
* Năng lực thiết kế bài học
Xây dựng kế hoạch giảng dạy bài học đòi hỏi giáo viên phải thiết lập chu trình hoạt động học tập cho học sinh, đồng thời lựa chọn và vận dụng hiệu quả các phương tiện, tài liệu hỗ trợ. Quá trình này bao gồm việc xác định mục tiêu, nội dung bài học và thiết kế tài liệu học tập phù hợp.Thiết kế bài học theo định hướng phát triển năng lực HS là phải lấy hoạt động học làm trung tâm với mục tiêu là kiến thức, kĩ năng, thái độ mới được hình thành ở HS vào cuối bài.
Năng lực thiết kế bài học là tổng hòa của các thành tố:
- Năng lực viết mục tiêu dạy học: Đây là năng lực quan trọng bởi mục tiêu là
“tuyên bố” về những gì HS cần hiểu rõ, cần làm được sau bài học. Năng lực viết mục tiêu trong dạy học theo định hướng PTNL HS đặt ra yêu cầu cao hơn cho GV, đó là: Phải căn cứ vào năng lực của HS và đưa ra mục tiêu vừa sức với các em, giúp các em vừa phát triển được các năng lực chung, vừa phát triển được các năng lực
đặc thù cho bản thân mình nhằm đáp ứng mục tiêu của cấp học, giải quyết được những tình huống trong thực tiễn cuộc sống.
- Năng lực xác định các hoạt động và phương pháp dạy học: Căn cứ vào mục tiêu bài học, GV lựa chọn và lên kế hoạch các hoạt động và PPDH sẽ thực hiện trong bài. Các hoạt động và PPDH được thiết kế trên cơ sở đưa HS vào các tình huống có vấn đề để HS phải vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất. Trong quá trình HS tham gia các hoạt động học tập, GV sử dụng phối hợp các PPDH tích cực nhằm giúp HS tự tìm tòi, khám phá, phát huy cao độ tính tích cực, chủ động của HS.
- Để nâng cao chất lượng bài học, năng lực ứng dụng ICT trong xây dựng bài giảng điện tử, chuẩn bị đồ dùng, thiết bị dạy học số; thiết kế, chế tạo đồ dùng dạy học đơn giản; … đóng vai trò bổ trợ tích cực.
1.2.2.2. Năng lực tổ chức dạy học có ứng dụng ICT
Để kế hoạch bài dạy đã xây dựng được triển khai trơn tru, nhuần nhuyễn, đạt được mục tiêu đã đề ra, việc tổ chức dạy học của GV cần huy động các năng lực thành tố sau:
* NL sử dụng các PPDH: người GV cần hiểu rằng không có phương pháp giảng dạy nào là “vạn năng” mà cần khai thác, vận dụng, sử dụng các PPDH một cách tối ưu, hiệu quả, sáng tạo trong điều kiện có thể.
* NL sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và ICT: GV cần lựa chọn sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí HS, sử dụng đúng lúc, đúng cách, an toàn; phối kết hợp các phương tiện thiết bị hiện đại và truyền thống một cách hài hòa, hợp lí; khai thác ICT phù hợp nội dung bài dạy, đặc điểm tâm sinh lí và trình độ HS, là nguồn tri thức để HS khai thác.
* NL trình diễn kĩ năng (trình diễn thao tác mẫu): thể hiện ở việc GV thực hiện các thao tác mẫu thành thạo, rõ ràng, kết hợp giải thích cơ sở khoa học giúp HS trực quan trình tự các thao tác và có khả năng bắt chước được hành động mẫu.
* NL tổ chức học tập: tùy vào nội dung, mục tiêu hoạt động, GV lựa chọn hình thức tổ chức học tập cho HS phù hợp. HS có thể học tập theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc cả lớp. Trong đó, tổ chức học tập theo nhóm là phương pháp, hình
thức dạy học tích cực đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ càng để đảm bảo hoạt động nhóm được thực hiện hiệu quả cũng như rèn kĩ năng làm việc nhóm cho HS.
* NL giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ: GV biểu đạt rõ ràng, mạch lạc ý nghĩ, tình cảm của mình bằng lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
* NL xử lí tình huống sư phạm: Thực tế dạy học có rất nhiều tình huống sư phạm xảy ra về kiến thức, kĩ năng; tư thế, tác phong, trang phục GV; cách ứng xử của HS. Bởi vậy, người GV cần có năng lực quản lí, kiểm soát, dự kiến và giải quyết tốt các tình huống nảy sinh sao cho vừa đáp ứng yêu cầu dạy học, vừa giữ được uy tín cho GV.
1.2.2.3. Năng lực kiểm tra, đánh giá dạy học có ứng dụng ICT:
Quá trình đánh giá giáo dục nhằm mục đích xác định khách quan, công bằng và chính xác kết quả học tập của học sinh. Phương pháp đánh giá thích hợp sẽ giúp giáo viên tự nhận diện ưu điểm, khuyết điểm trong bài giảng, từ đó điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn.Trong dạy học theo định hướng PTNL, tác giả Nguyễn Đức Chính khẳng định: “Kiểm tra, đánh giá trong thực thi chương trình định hướng năng lực không nhằm xác định học sinh đó kém hay giỏi, được mấy điểm, mà chỉ đánh giá đạt được hay chưa đạt và chỉ rõ nguyên nhân, cách khắc phục.... Có thể khẳng định rằng không có kiểm tra đánh giá, hoặc kiểm tra đánh giá không đúng, không tốt không thể hình thành và phát triển năng lực học sinh” [29]
Đánh giá học sinh trong mô hình giáo dục phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá, điều chỉnh phương pháp học tập, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau. Việc kiểm tra, đánh giá dựa trên quá trình học tập toàn diện, không chỉ giới hạn trong một nội dung, tiết học cụ thể. Quá trình này tích hợp đánh giá từ học sinh, giáo viên và phụ huynh, nhằm phản ánh chính xác quá trình học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên.
Trong kỷ nguyên số, để nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên cần ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong việc thiết kế và tổ chức kiểm tra, đánh giá.
Năng lực này là yếu tố then chốt để thích ứng với xu hướng giáo dục hiện đại. Việc
tận dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý sẽ đa dạng hóa hình thức kiểm tra, nâng cao chất lượng và giảm bớt áp lực cho cả giáo viên và học sinh.
1.2.2.4. Năng lực quản lí dạy học
Khả năng quản lý giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải thu thập, sàng lọc thông tin xây dựng kế hoạch bài học; phân bổ, điều chỉnh thời gian giảng dạy hiệu quả;
huy động, tổ chức các nguồn lực hỗ trợ; điều hành, hướng dẫn học sinh đạt mục tiêu; và tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần linh hoạt ứng phó, tối ưu hóa quá trình dạy và học.Với mỗi hoạt động quản lí dạy học, người giáo viên có thể ứng dụng CNTT ở mức độ phù hợp nếu cần thiết nhằm tăng hiệu quả công việc.