CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của biện pháp
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
3.4.5.1. Tính cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
(1) Không cấp thiết; (2) Ít cấp thiết; (3) Bình thường; (4) Cấp thiết; (5) Rất cấp thiết
TT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
1 Tổ chức tập huấn nâng cao
nhận thức của cán bộ quản lí 0 0 24 71 55 4.21 2
TT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
và giáo viên về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số
0% 0% 16.0% 47.3% 36.7%
2
Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số
0 0 21 73 56
4.23 1 0% 0% 14.0% 48.7% 37.3%
3
Tổ chức ứng dụng những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
0 0 38 64 48
4.07 4 0% 0% 25.3% 42.7% 32.0%
4
Quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học có ứng dụng CNTT
0 0 32 67 51
4.13 3 0% 0% 21.3% 44.7% 34.0%
5
Tổ chức liên kết các trường trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua các phương tiện CNTT
0 0 45 72 33
3.92 6 0% 0% 30.0% 48.0% 22.0%
6
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong bồi dưỡng thường xuyên năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên
0 0 41 71 38
3.98 5 0% 0% 27.3% 47.3% 25.3%
Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lí bồi dưỡng
năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số đã cho thấy cả 6 biện pháp đề xuất đều được đánh giá điểm TB ở mức cao và rất cao, với tổng số phần trăm đánh giá ở mức cấp thiết và rất cấp thiết trên 70%.
Việc đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực sư phạm, hướng đến phát triển năng lực học sinh trong thời đại số hoá, cùng với việc tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý và giáo viên về vấn đề này, được đánh giá là hai biện pháp hiệu quả hàng đầu. Hai biện pháp này đạt điểm trung bình tương đương nhau, lần lượt là 4.23 và 4.21, vượt trội so với bốn biện pháp còn lại. Điều này minh chứng nhận thức sâu sắc của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc chỉ đạo mạnh mẽ, bài bản trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Nhờ đó, giáo viên không chỉ được trang bị kiến thức chuyên môn vững chắc mà còn nắm vững kỹ năng sư phạm, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, xu hướng giáo dục tiểu học hiện đại và tích hợp công nghệ thông tin hiệu quả, tối ưu hoá năng lực học sinh.
Các biện pháp: tổ chức ứng dụng những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học (Biện pháp 3), quản lí kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ (Biện pháp 4) cũng là hai biện pháp được đánh giá ở mức điểm TB trên 4.0 (lần lượt 4.13 và 4.07. Điều này cho thấy: CBQL và GV cũng nhận thức được sự cần thiết của việc quản lí kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng cũng như tổ chức ứng dụng thành tựu của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên. Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, rõ ràng việc ứng dụng thành tựu của chuyển đổi số trong bồi dưỡng GV cũng như kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng là xu thế tất yếu. Thêm vào đó, ý thức ngại thay đổi trong dạy học của nhiều GV càng thúc đẩy các nhà quản lí có biện pháp kiểm tra đánh giá và giám sát phù hợp, hiệu quả.
Biện pháp về tổ chức liên kết các trường trong bồi dưỡng (Biện pháp 5) và xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV cốt cán làm nòng cốt trong bồi dưỡng GV (Biện pháp 6) cũng được đánh giá điểm TB ở mức cao song vẫn ở mức thấp so với bốn
biện pháp trước đó. Điều này cho thấy hai biện pháp đáp ứng được nhu cầu học hỏi, trao đổi chuyên môn trong thực tế giảng dạy của giáo viên trong và ngoài nhà trường: GV cốt cán nhà trường thường xuyên sát cánh bên đồng nghiệp để kịp thời hỗ trợ, bồi dưỡng chuyên môn cho đồng nghiệp; sử dụng các phương tiện CNTT hỗ trợ giáo viên các nhà trường trong huyện rút ngắn khoảng cách địa lí và nối gần khoảng cách chuyên môn.
3.4.5.2. Tính khả thi của các biện pháp
Bảng 3.2 Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất
(1) Không khả thi; (2) Ít khả thi; (3) Bình thường; (4) Khả thi; (5) Rất khả thi TT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
1
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số
0 0 21 81 48
4.18 1 0% 0% 14.0% 54.0% 32.0%
2
Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số
0 0 27 75 48
4.14 2
0% 0% 18.0% 50.0% 32.0%
3
Tổ chức ứng dụng những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh
0 0 44 63 43
3.99 5 0% 0% 29.3% 42.0% 28.7%
4
Quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học có ứng dụng CNTT
0 0 32 75 43
4.07 3 0% 0% 21.3% 50.0% 28.7%
TT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
TB
1 2 3 4 5
5
Tổ chức liên kết các trường trong bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên thông qua các phương tiện CNTT
0 0 48 60 42
3.96 6 0% 0% 32.0% 40.0% 28.0%
6
Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong bồi dưỡng thường xuyên năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên
0 0 38 69 43
4.03 4 0% 0% 25.3% 46.0% 28.7%
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện Thanh Trì trong bối cảnh chuyển đổi số đã khẳng định: cả 6 biện pháp đều có khả năng triển khai thực hiện thành công ở mức cao và rất cao ( điểm TB trên 3.4).
Các CBQL và GV đều thống nhất rằng: khi GV đã có đầy đủ kiến thức về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, về chuyển đổi số trong dạy học cùng với việc đổi mới trong nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng sẽ mang đến hiệu tích cực cho công tác bồi dưỡng.
Biện pháp 4 về quản lý kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng được xếp thứ 3 về tính khả thi với điểm trung bình 4.07. Giáo viên là đối tượng chịu tác động chủ yếu của biện pháp này và họ thừa nhận rằng đây là biện pháp có khả năng tác động lớn tới các đối tượng tham gia vào quá trình bồi dưỡng khi thực hiện và mang lại kết quả tốt cho quá trình bồi dưỡng.
Biện pháp 6 về xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong bồi dưỡng thường xuyên năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên dù không được xếp thứ hạng cao về tính cần thiết nhưng lại được đánh giá cao hơn về tính khả thi với điểm TB 4.03 và tổng số phần trăm đánh giá khả thi/ rất khả thi xấp xỉ 75%.
Biện pháp tổ chức ứng dụng những yếu tố tích cực của chuyển đổi số trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh được đánh giá 3.94 điểm trung bình về tính khả thi. Theo ý kiến của một số CBQL và GV: dù đây làm một biện pháp phù hợp với xu thế bồi dưỡng hiện nay nhưng với các trường tiểu học huyện Thanh Trì, để biện pháp này phát huy tối đa hiệu quả cần vượt qua một số trở ngại: trình độ CNTT của đa số CBQL và GV mới ở mức độ đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số hiện nay, thêm vào đó nhiều GV khả năng ứng dụng CNTT còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc ứng dụng chuyển đổi số cũng cần được đầu tư lớn và đồng bộ song không phải trường nào cũng có khả năng đáp ứng ngay vấn đề này.
Kết quả đánh giá khả thi của mô hình liên kết trường học trong nâng cao năng lực giảng dạy đạt điểm trung bình khiêm tốn, 3,96. Mặc dù gặp nhiều thách thức, việc hợp tác thường xuyên giữa các giáo viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm về nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy vẫn được đánh giá là hiệu quả trong việc bồi dưỡng chuyên môn. Hệ thống công nghệ thông tin hiện tại đáp ứng được yêu cầu kết nối. Tuy nhiên, để tối ưu hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng của ban giám hiệu từ đầu năm học, cùng với tinh thần hợp tác, chia sẻ tận tâm và sự chủ động học hỏi của mỗi giáo viên. Chỉ với sự nỗ lực toàn diện này, mô hình mới phát huy tối đa tiềm năng.