Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 109 - 113)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN THANH TRÌ TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

3.2. Một số biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện

3.2.1. Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Thông qua việc nhận rõ tầm quan trọng, mức độ cần thiết của năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, năng lực khai thác CNTT phục vụ dạy học hiệu quả trong bối cảnh chuyển đổi số, đội ngũ CBQL và GV nâng cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng, tự giác, trách nhiệm, không ngừng học tập phát triển bản thân đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện đại.

Thúc đẩy đội ngũ CBQL các trường tiểu học huyện Thanh Trì có biện pháp quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS cho GV hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

Tổ chức bồi dưỡng hoặc lồng ghép vào các đợt bồi dưỡng một phần riêng biệt về các năng lực dạy học, yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực, tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục, mức độ cần thiết phải đáp ứng của GV về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số.

Tổ chức hội thảo, chuyên đề về quan điểm xây dựng Chương trình GDPT 2018, những điểm mới trong chương trình GDPT 2018 so với chương trình GDPT 2006 để GV có thể thấy rằng chương trình giáo dục phổ thông 2018 xây dựng theo định hướng phát triển năng lực HS, là yêu cầu đặt ra đòi hỏi mỗi GVTH phải thay đổi trong cách dạy, từ đó nâng cao ý thức cần bồi dưỡng năng lực dạy học của bản thân.

Hướng dẫn giáo viên sơ đồ hóa năng lực dạy học của cá nhân tương ứng với mức biểu hiện của các năng lực thành phần trong năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh với tác động của công cuộc chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, giáo viên tự đánh giá năng lực dạy học của bản thân, chủ động bổ sung kiến thức, rèn luyện năng lực.

Mỗi CBQL trường tiểu học gương mẫu trong bồi dưỡng nâng cao năng lực bản thân, cập nhật kịp thời xu thế phát triển của giáo dục trong nước và thế giới;

nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhằm giúp giáo viên hiểu rằng chính bồi dưỡng là cách thức hữu hiệu nhất để củng cố, bổ sung kiến thức, kĩ năng giúp giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy học, giáo dục trong thực tiễn giáo dục hiện nay.

Ban quản lý phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể trường học triển khai chương trình tuyên truyền, nâng cao nhận thức đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng bồi dưỡng năng lực sư phạm, hướng đến phát triển năng lực học sinh trong thời đại số. Việc giám sát giáo viên tự đánh giá và đánh giá chuyên môn được tăng cường, cụ thể hóa các tiêu chí năng lực giảng dạy, thúc đẩy giáo viên không ngừng hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện

Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên được thiết kế bài bản. Chương trình tập huấn chuyên sâu về năng lực giảng dạy, chú trọng phát triển năng lực học sinh trong kỷ nguyên số hóa, sẽ được triển khai với sự phân công trách nhiệm cụ thể từng cá nhân và tập thể.

Bảo đảm các điều kiện về nguồn lực ( giảng viên, tài liệu, cơ sở vật chất, …) phục vụ công tác tập huấn, tổ chức chuyên đề, hội thảo và truyền thông. Đặc biệt chú ý đến chất lượng đội ngũ giảng viên, cần đảm bảo rằng: giảng viên có kiến thức sâu rộng về các nội dung bồi dưỡng, có khả năng truyền đạt, khai thác các phần mềm ứng dụng CNTT và chuyển đổi số thành thạo.

CBQL ban hành văn bản hướng dẫn giáo viên tự đánh giá năng lực năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong bối cảnh chuyển đổi số đồng thời CBQL đánh giá năng lực năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong bối cảnh chuyển đổi số của GV.

3.2.2. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên trong bối cảnh chuyển đổi số

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Giáo viên được cập nhật, bổ sung những nội dung mới, thiết thực trong chương trình bồi dưỡng về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số thông qua những phương pháp bồi dưỡng hiệu quả, kết hợp ứng dụng CNTT, phát huy tính chủ động, sáng tạo của giáo viên; hình thức bồi dưỡng đa dạng, có ứng dụng các thành tựu chuyển đổi số để tạo tính linh hoạt, hấp dẫn khi thực hiện, tạo điều kiện cho giáo viên được bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành

CBQL tổ chức xác định nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong bối cảnh chuyển đổi số kết hợp đánh giá năng lực này của từng GV để lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp cho GV; chỉ đạo đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thiết kế nội dung bồi dưỡng đảm bảo đáp ứng đòi hỏi về năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong bối cảnh chuyển đổi số, cập nhật kịp thời nội dung hữu ích, chú trọng các nội dung về nâng cao kĩ năng trong ứng dụng công nghệ số phục vụ dạy học; sử dụng các phương pháp tích cực, ứng dụng CNTT góp phần làm tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong bồi dưỡng; hình thức bồi dưỡng phong phú phù hợp với điều kiện nhà trường, đáp ứng yêu cầu đa dạng của GV để GV tích cực trau dồi tri thức, mang lại sự chuyển biến tích cực trong Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ giáo viên xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên nghiệp, dựa trên kế hoạch bồi dưỡng chung của nhà trường. Kế hoạch này cần tập trung vào các kiến thức, kỹ năng mới mẻ, chưa được đào tạo đại trà, đồng thời tránh sự trùng lặp nội dung. Tổ chuyên môn có trách nhiệm thẩm định, còn Ban giám hiệu phê duyệt và giám sát quá trình thực hiện.

Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là điều cần thiết. Môi trường này cần tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh. Việc phân công nghiên cứu các nội dung trao đổi cần dựa trên năng lực và sở trường của từng giáo viên. Đặc biệt, sinh hoạt chuyên môn cần định hướng nghiên cứu bài dạy một cách thực chất, nhằm nâng cao năng lực sư phạm cho đội ngũ giáo viên. năng lực dạy học của GV.

CBQL xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán làm nòng cốt trong công tác bồi dưỡng, làm nhiệm vụ hỗ trợ các thành viên khác trong quá trình bồi dưỡng cũng

như dạy học thực tế; Mời các chuyên gia có trình độ vững vàng về các nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, về ứng dụng chuyển đổi số trong dạy học làm giảng viên các lớp bồi dưỡng; đầu tư kinh phí cử GV cốt cán tham dự các khóa bồi dưỡng về dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong bối cảnh chuyển đổi số để sau đó làm báo cáo viên chia sẻ kiến thức, kĩ năng thu nạp được sau khóa bồi dưỡng với đồng nghiệp trong nhà trường qua các buổi hội thảo, tập huấn.

CBQL xác định rõ “sản phẩm đầu ra” của quá trình bồi dưỡng GV để “đặt hàng” với chuyên gia, đội ngũ GV cốt cán thực hiện công tác bồi dưỡng xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, hình thức tập huấn phù hợp nhất; chỉ đạo các lực lượng tham gia bồi dưỡng tích cực ứng dụng CNTT hợp lí để công tác bồi dưỡng có tính mới, thu hút được GV tham gia hiệu quả, mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình bồi dưỡng GV.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

CBQL nhà trường cần nghiên cứu và nắm vững các văn bản chỉ đạo, có kiến thức về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực HS, bồi dưỡng năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong dạy học, giáo dục; học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng để lựa chọn và vận dụng phù hợp với đơn vị mình; tập hợp đội ngũ cốt cán nghiên cứu, thiết kế nội dung bồi dưỡng và biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên sao cho đáp ứng yêu cầu dạy học thực tế, đáp ứng nhu cầu và năng lực hiện có của GV.

Để thích ứng với xu thế số hóa, đội ngũ nhà trường cần nâng cao năng lực chuyên môn. Việc bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện một cách bài bản, chủ động và thường xuyên. Giáo viên cần tích cực trau dồi kiến thức, kỹ năng sư phạm hiện đại, hướng đến phát triển toàn diện năng lực học sinh. Giáo viên cốt cán, giàu kinh nghiệm sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ, hướng dẫn đồng nghiệp.

Nhà trường cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và nguồn kinh phí dồi dào, bao gồm cả chi phí mời chuyên gia, biên soạn tài liệu. Ban giám hiệu cần thường xuyên giám sát, đánh giá hiệu quả các chương trình bồi dưỡng, kịp thời điều

chỉnh để đạt hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu Quản lí bồi dưỡng năng lực dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên các trường tiểu học huyện thanh trì, thành phố hà nội trong bối cảnh chuyển Đổi số (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)