Tăng quyền lựa chọn hối đoái phù hợp cho các NHCP

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 92 - 97)

Người mua có thể mua (quyền mua) hay bán (quyền bán) một khối lượng ngoại tệ nhất định tại một thời điểm theo giá đã ấn định. Điểm khác biệt với nghiệp vụ kỳ hạn là người mua quyền này phải trả một khoản phí mua quyền và có thể không thực hiện hợp đồng khi đến ngày giá trị. Mua quyền chọn sẽ tránh được rủi ro tỷ giá khi giá biến động theo hướng bất lợi, biết trước khoản lỗ tối đa (là phí mua quyền) và có thể duy trì được khả năng tạo ra lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo đúng hướng đã dự đoán.

KẾT LUẬN

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa nhu cầu về ngoại tệ là rất lớn, vì vậy kinh doanh ngoại tệ đòi hỏi sự nhảy bén và chính xác thông tin liên quan về tỷ giá, cho nên nghiên cứu về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ là một phần tât yếu trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chuyên đề đã đưa ra một cách hệ thống các lý thuyết về ngân hàng, ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, các hoạt động của ngân hàng, kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hợp đồng hóan đổi ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ và các loại hình rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ, qủan trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng, phương pháp, công cụ… quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Chuyên để cũng phân tích kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động tại ngân hàng DBS Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đối với cơ quan quản lý và đối với các ngân hàng.

Chuyên đề phân tích đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ, chính sách điều hành tỷ giá , quản lý trạng thái ngoại tệ cảu các ngân hàng và quy định về quản trị rủi ro kinh daonh ngoại tệ của các ngân hàng theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Chuyên đề cũng phân tích quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội như thành tựu đạt đựơc, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế gây quá trình quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả chưa cao.

Qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên đại bàn thành phố Hà Nội với tỷ lệ rủi ro thấp nhất từ phía các ngân hàng TMCP nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm: tăng cường

quản lý rủi ro ( rủi ro tín dụng, rủi ro thanh tóan), đào tạo nhân viên thành những nhà quản lý rủi ro, trích lập quỹ rủi ro ngoại tệ, tăng cường năng lực hoạt động của ngân hàng, tích cực phát triển các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ và điều hòa tiền mặt, xây dựng chiến lược kinh doanh ngoại tệ, thiết lập hạn mức rõ ràng và cụ thể trong từng nghiệp vụ và cán bộ kinh doanh, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên đại bàn thành phố Hà Nội với tỷ lệ rủi ro thấp nhất từ phía các cơ quan quản lý bao gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật, duy trì một nền kinh tế với những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, tăng tính công khai, minh bạch trong việc cung cấp các thông tin kinh tế vĩ mô.

Những đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Xây dựng các giải pháp chính sách để hoàn thiện phương pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo các chuẩn mực quốc tế;

- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN; ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel, tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;

- Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo các hướng cơ bản sau:

+ Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm ẩn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm

việc thành lập Đoàn khảo sát trực tiếp theo nguyên tắc chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm;

+ Phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn;

+ Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất lượng quản trị rủi ro trong nội bộ các TCTD;

+ Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

- Xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM;

- Hoàn thiện và vận dụng vào thực tiễn công cụ khung sổ tay tín dụng theo chuẩn quốc tế để quản trị thống nhất hệ thống chỉ tiêu báo cáo đồng bộ – Theo đó, cần thay QĐ 493 danh nghĩa bằng cơ chế giám sát và quản trị rủi ro theo khung sổ tay tín dụng ở tất cả các TCTD và nâng cao chất lượng thông tin;

- Nâng cao tiêu chí trong việc cấp giấy phép và đòi hỏi kỹ thuật đối với các TCTD dựa trên những tiêu chuẩn về độ vững chắc tài chính và các chỉ số an toàn trong hoạt động của các TCTD;

- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống Ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để phân tán rủi ro và đổi mới cơ cấu sản phẩm dịch vụ;

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá như thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại hối phiếu, kỳ phiếu của các NHTM. Triển khai mạnh hơn nữa trên thị trường tiền tệ các nghiệp vụ như repo đảo ngược, furture, option…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

1. Tiến sĩ S. L. Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE Inc, California, Hoa Kỳ

2. Basel Committee on Banking Supervision, 2001, “Consultative Document: Operational Risk” – Supporting Document to the New Basel Accord, www.bis.org; www.en.wikipedia.org

3. www.bis.org; www.en.wikipedia.org

4. KPMG, 2007, Financial Services: Managing Operational Risk Beyond

Basel II,

http://www.kpmg.com/SiteCollectionDocuments/ManagingOpRisk.pdf 5. Basel Committee on Banking Supervision, 2002, “Sound practices for

the Management and Supervision of Operational Risk”, www.bis.org 6. Basel Committee on Banking Supervision, 2009, “Result from the Loss

Data Collection Exercise for Operational Risk”, www.bis.org

7. Anna Fernández Laviada, Francisco Javier Martínez Gazcía and Francisco Somohano Rodríguez, 2005, “Operational Risk Management Under Basel II: The Case of the Spanish Financial Services”, European Finance Association 32nd Annual Meeting.

8. Deutsche Bank, 2007, Annual Report – Risk Report, http:// deutsche- bank.com

TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Võ Thị Thuý Anh, Lê Phương Dung, Nghiệp vụ ngân hangg hiện đại, Nxb Tài chính

2. Lê Vinh Danh (1996), Tiền tệ - Tín dụng - Ngân hàng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

3. Nguyễn văn Dờn, Nghiệp vụ NH Trung ương, Nxb Tổng hợp TPHCM 4. Đỗ Thị Khiêm, Công cụ phái sinh: cơ hội và rủi ro, Tạp trí Kinh tế &

Phát triển số tháng 3, trang 51 ngày 24/03/2006.

5. Trần Hiền Minh (2005), Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học và Đào tạo Ngân hàng, tr.65.

6. Trương Văn Phước (2005), Xây dựng pháp lệnh ngoại hối hướng tới thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 trong lĩnh vực Ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng, tr.34.

7. Lê văn Tề, Kinh doanh ngoại hối và xác định tỷ giá, Nxb Thống Kê 8. Hồ Viết Tiến (2005), “Tổng quan về thị trường các sản phẩm phái

sinh”, Công nghệ Ngân hàng, tr.18-22.

9. Nguyễn văn Tiến, Quản trị rủi ro trong Kinh doanh NH, Nxb Thống Kê 10. Nguyễn Văn Tiến, Thị trường ngoại hối Việt Nam trong tiến trình hội

nhập quốc tế, Nxb Thống kê

11. GS.TS Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.

12. Hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các NH thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn Hà Nội, Tạp chí Tài chính Kế toán, ngày 06/06/2006

13. Hoạt động hệ thống NH TM Việt Nam một năm sau gia nhập WTO, Nxb Thống kê

14. www.ft.com; www.Việt Nameconomy.com;

15. NH nhà nước, 2008, “Quản lý rủi ro hoạt động và khả năng áp dụng Basel II tại Việt nam”, www.sbv.gov.Việt Nam cập nhật ngày 21/10/2008.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 92 - 97)