Thành lập bộ phận dự báo rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 86)

Hiện nay, việc quản trị rủi ro trong ngân hàng hiện chủ yếu là quản trị an toàn vốn, trong đó tập trung nhiều vào quản trị rủi ro tín dụng, phần quản trị rủi ro liên quan đến kinh doanh ngoại tệ chưa được chú trọng. Tại các ngân hàng TMCP hiện nay thông thường mỗi bộ phận nghiệp vụ trong một ngân hàng, như tín dụng, ngân quỹ, thanh toán quốc tế v.v... sẽ đảm đương luôn việc phân tích những rủi ro trong lĩnh vực theo dõi của mình và báo cáo lên trên. Thực tế chưa có một bộ phận chuyên biệt gọi là quản trị rủi ro cho kinh doanh ngoại tệ, như hệ thống ngân hàng nông nghiệp, trước giờ vẫn có những ban chuyên trách mà ở đó theo phân công, có thể theo dõi một số loại rủi ro. Ví dụ như ban kiểm tra kiểm toán nội bộ, ban nghiên cứu chiến lược kinh

doanh, ban nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp, phòng phân tích trong khối nguồn vốn v.v... Các phòng, ban này sẽ đưa ra những dự báo, cảnh báo khi có mất cân đối như nhu cầu ngoại tệ, các chỉ số kinh tế vĩ mô, điều kiện kinh tế thế giới và các dự liệu khác trong hiện tại và trong tương lai, việc kiểm soát nợ quá hạn, kiểm soát rủi to kinh doanh ngoại tệ trong điều kiện biến động tỷ giá v.v...

Tuy nhiên, theo tác giả chuyên đề nên thành lập một bộ phận cảnh báo rủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trường để chuyên nghiệp hoá vai trò quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ, giúp bộ phận kinh doanh chủ dộng hơn với các biến động của thị trường. Không chỉ quản trị các loại rủi ro mang tính kỹ thuật mà phòng này còn đo lường các rủi ro về thị trường, rủi ro hoạt động, kịp thời tiên lượng được những tình huống khủng hoảng như biến động của nền kinh tế, hoặc thậm chí như một tin đồn thất thiệt gây hoang mang trong dân cư, để có thể có những đối phó thích hợp và nhanh chóng. Theo tác giả, việc quản trị rủi ro lâu nay chưa chú ý đến việc đối phó với các loại rủi ro này và việc phản ứng chậm trước một rủi ro về tin đồn như vừa qua là có thể hiểu được. Việc một ngân hàng mất khả năng thanh khoản cũng gây ra một laọi rủi ro lớn mà bộ phận quản trị rủi ro các ngân hàng nước ngoài đang rất quan tâm trong khi các ngân hàng trong nước chưa chú trọng.

3.3.2.3.Hạn chế rủi ro đến từ quá trình lãnh đạo

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w