Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại chưa có đầy đủ pháp luật quản lý

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 57 - 59)

b. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ đến từ quá trình tổ chức và lãnh đạo Rủi do về tỷ giá

2.3.1.2. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại chưa có đầy đủ pháp luật quản lý

chưa có đầy đủ pháp luật quản lý

Lần đầu tiên các ngân hàng bị cơ quan hải quan áp thuế giá trị gia tăng (GTGT) 10% trên số ngoại tệ nhập khẩu. Quy định này đang gây ách tắc cho các ngân hàng trong việc nhập khẩu ngoại tệ về thanh toán trong nước.

Ngày 15/01/2009, ngân hàng TMCP Đông Á nhập khẩu 20 triệu USD với mục đích chi trả kiều hối và cơ quan hải quan yêu cầu đóng 10% thuế GTGT cho số tiền này. Thế nhưng lần này lại bị thu thuế GTGT 10%. Với số tiền 20 triệu USD nhập về, số thuế GTGT mà DongA Bank phải đóng khoảng 35 tỷ đồng.

NH TMCP Ngoại thương nhập về 10 triệu USD và số thuế GTGT phải nộp khoảng 17 tỷ đồng. Phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần có trụ sở tại TP.HCM cũng cho hay ngân hàng này có nhu cầu nhập 1 triệu USD về để đáp ứng các nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp nhưng thấy các ngân hàng khác bị tính thuế GTGT nên đã ngưng nhập.

Việc cơ quan hải quan thu thuế đối với ngoại tệ nhập khẩu xuất phát từ quy định tại Thông tư 131 do Bộ Tài chính ban hành ngày 26.12.2008 hướng dẫn thực hiện thuế GTGT theo Danh mục hàng hóa của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó mã hàng 4907 gồm “các loại tem thư, tem thuế hoặc tem

tương tự hiện hành hoặc mới phát hành, chưa sử dụng tại nước mà chúng có, hoặc sẽ có giá trị bề mặt được công nhận; giấy có dấu tem sẵn; các loại giấy bạc (tiền giấy); mẫu séc, chứng khoán, cổ phiếu, chứng chỉ trái phiếu và các loại tương tự” sẽ chịu thuế GTGT 10%.

Tổng giám đốc NH TMCP Ngoại thương cho rằng ngoại tệ mà ngân hàng nhập khẩu là tiền tệ chứ không phải hàng hóa nên không thể tính thuế GTGT. Lượng ngoại tệ nhập về để cung ứng lưu thông tiền tệ, đáp ứng nhu cầu thanh toán xã hội. Vì vậy ngân hàng lấy tiền đâu để đóng thuế cho khoản tiền tệ này. Khi khách hàng gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, ngân hàng gửi ngoại tệ ra ngân hàng nước ngoài để thanh toán. Đến khi cần thì nhập về trả lại cho khách hàng. Nếu quy định này không sửa đổi ngay thì các ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Mỗi năm NH TMCP Ngoại thương nhập mấy tỷ USD, không thể lấy đâu ra tiền để đóng thuế cho khoản ngoại tệ lớn như vậy.

Ngân hàng Đông Á cho biết: ngân hàng Đông Á nhập ngoại tệ chủ yếu để chi trả tiền kiều hối cho người dân vào thời điểm cuối năm. Ngân hàng không thể thu thuế GTGT từ phía khách hàng khi nhận tiền, còn nếu ngân hàng chi trả kiều hối bằng tiền đồng thì khách hàng không nhận. Theo quy định, ngân hàng được ân hạn thời gian nộp thuế 1 tháng nên ngân hàng mong rằng trong khoảng thời gian này quy định được sửa sớm. Ngân hàng sẽ phải tạm ngưng nhập khẩu ngoại tệ về đến khi có quy định mới.

Chủ tịch hội đồng quản trị một công ty kiều hối cho rằng lượng ngoại tệ nhập khẩu mà tính thuế 10% thì coi như tiền đồng bị mất giá 10%. Chính vì vậy "không hiểu tại sao lại có quy định này". Theo phó tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần, khi ngân hàng phải chịu thuế GTGT 10% thì ngân hàng sẽ phải thu lại của khách hàng phần thuế GTGT này. Khi khách hàng nhận kiều hối 10 USD, tiền thuế GTGT sẽ đóng là 1 USD. Khi khách hàng bán 9 USD còn lại đổi sang tiền đồng thì có khả năng khách hàng tăng giá bán USD lên để thu lại số tiền tương đương 10 USD.

Vụ việc này đã được cơ quản quan lý của các cơ quan Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và NH Nhà nước trả lời là do nhầm lẫn từ phía cán bộ Hải quan. Sự việc này đã gây ra những xáo trộn không nhỏ trên thị trường ngoại tệ.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 57 - 59)