Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1 Từ phía cơ quan quản lý

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 34)

1- Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1 Từ phía cơ quan quản lý

1.3.2.1. Từ phía cơ quan quản lý

Việt Nam phải đảm bảo những nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc để duy trì lòng tin của các nhà đầu tư và duy trì tăng trưởng kinh tế. Các yếu tố chủ chốt là kiềm chế và ổn định lạm phát; Chính sách tài khóa đúng đắn để đảm bảo thâm hụt ngân sách thấp và gánh nặng nợ có thể ở mức chịu đựng được; và chế độ tỷ giá linh hoạt để có thể hấp thụ được các cú sốc bên ngoài

và giảm những sự sai lệch tiền tệ (kể cả kỳ hạn) trong vay nợ. Việc duy trì một nền kinh tế ổn định tài chính cũng là điều kiện cơ bản hạn chế rủi ro tỷ giá trong điều kiện dòng vốn nước ngòai chuyển vào hoặc rút ra ồ ạt.

Việt Nam phải phát triển lĩnh vực tài chính lành mạnh để tạo sự tin cậy và lợi ích từ dòng vốn vào. Điều này đòi hỏi hệ thống luật lệ được xây dựng tốt để ngăn chặn các khoản nợ xấu. Sự độc lập và một môi trường cạnh tranh đối với các ngân hàng để đảm bảo việc phân bổ tín dụng hiệu quả và việc định giá cũng là yếu tố cần thiết. Các nhà chức trách phải từng bước đa dạng hóa các sản phẩm mới phức tạp đang được sử dụng trong các thị trường tài chính khu vực. Lưu ý đặc biệt là các khu vực phát triển nhanh của các phái sinh tín dụng và tín dụng cấu trúc. Kiến thức và hệ thống quản trị rủi ro nên được cập nhật để đảm bảo lời cảnh báo sớm về bất kỳ sự đảo ngược dòng vốn nào.

Việt Nam phải có nền tảng kinh tế vi mô lành mạnh để đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống kinh tế. Một yêu cầu cơ bản là quyền được biết thông tin về tài sản một cách rõ ràng, được giám sát bởi một bộ máy nhà nước có quyền lực để cho phép các công ty và các định chế hoạt động hiệu quả và trong sáng. Thị trường lao động nên đủ linh hoạt để điều chỉnh các cuộc suy thoái kinh tế.

Việt Nam phải đẩy mạnh hợp tác khu vực để làm giảm đi ảnh hưởng của tính bất ổn thị trường tài chính. Đã có những chuyển biến tích cực trong xu hướng này. Các nền kinh tế ASIAN+3 đang chia sẻ thông tin về dòng vốn đầu tư gián tiếp, cộng tác với nhau trong các hoạt động luật pháp, thiết lập một cơ chế hỗ trợ tài chính để đối phó những sự di chuyển dòng vốn nguy hiểm thông qua sáng kiến Chiang Mai đối với các giao dịch tiền tệ giao ngay. Ngân qũy sẵn có để hỗ trợ tài chính thì không đủ vì tài sản cơ sở tương ứng so với mức độ cần thiết có thể. Hiệu quả của giám sát khu vực đối với các chính sách nội địa cần phải được cải thiện. Điều quan trọng là mở rộng hợp tác trong các vấn đề này đối với Việt Nam khác trong khu vực.

NHNN cần tích cực tham gia các diễn đàn của Hiệp Hội ngân hàng Việt Nam và lắng nghe ý kiến đề xuất của các ngân hàng để điểu chỉnh các chính sách kịp thời vừa đáp ứng nhu cầu bình ổn kinh tế đất nước vừa tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w