Quản lý bằng các hình thức khác

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 48)

Ngân hàng đã chú trọng tới việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ KDNT, cho cán bộ đi học tập và đào tạo các khoá học ngắn hạn trong nước và nước ngoài... Để mỗi cán bộ có thể nhận thức nhanh chóng rõ ràng về rủi ro và có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Hầu hết các NHTM đã đầu tư xây dựng hệ thống ngân hàng lõi (core banking), cho phép quản trị dữ liệu một cách tập trung tại Hội sở chính, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Một số ngân hàng như NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Hàng hải đã hoàn thiện giai đoạn 2 dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, cho phép khai thác tối đa những tiện ích công nghệ ngân hàng, đặc biệt là các kỹ thuật quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Ngân hàng cũng đã có sự tách bạch trong việc tổ chức quản lý rủi ro, tách bạch giữa bộ phận chịu rủi ro và bộ phận kiểm soát rủi ro. Việc bảo mật trong thanh toán cũng được đảm bảo. Các chứng từ cũng được bộ phận Back office và bộ phận quản lý rủi ro kiểm tra nhằm đảm bảo các số liệu đúng sẽ được nhập vào máy tính đối với tất cả các giao dịch.

2.2.3.2. Những hạn chế

- Sự hoạt động mạnh mẽ và lâu đổi của thị trường ngoại tệ không chính thức.

- Mặt khác, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém sôi động,

cho nên tỷ giá và lãi suất được hình thành trên thị trường này không phản ánh đúng thực chất cung cầu ngoại tệ.

- Vai trò của ngân hàng nhà nước điều hành thị trường ngoại hối, là cầu nối giữa cung cầu ngoại tệ, tạo ra tính thanh khoản cao nhất cho hệ thống ngân hàng trong các năm qua còn mờ nhạt.

Hầu hết các rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ phát sinh trong quá trình lãnh đạo và kiểm tra:

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w