Hoàn thiện hệ thồng pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 76 - 77)

e. Từ cơ cở pháp lý

3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thồng pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xảy ra bắt đầu ở Thái Lan; sau đó lan nhanh chóng sang một Việt Nam trong khu vực và tác động tới toàn thế giới. Trong những nước đã tự do hóa thị trường và nằm trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng đó, không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thồng luật pháp tốt nhất. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai xây dựng Luật NH Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, Luật giám sát hoạt động ngân hàng và Luật bảo hiểm tiền gửi, rà soát, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng của các loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với các loại hình ngân hàng khác.

Về hành lang pháp lý: cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại tệ, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng nhất là các NHCP. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng. Nghiên cứu khả

năng áp dụng dự án lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận về mặt pháp lý các qui tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng cũng như cần có qui định và qui chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNT trên thị trường tài chính quốc tế.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 76 - 77)