Quản lý rủi ro bằng các nghiệp vụ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 47)

Bằng các hình thức nghiệp vụ hiện nay ngân hàng có thể giúp khách hàng và chính bản thân ngân hàng hạn chế được rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT, cụ thể:

Sử dụng hợp đồng kỳ hạn (forwards)

Hợp đồng kỳ hạn chưa phải là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế lại nằm ngoài dự kiến trong hợp đồng, nhưng phương pháp này tạo sự yên tâm cho nhà quản lý tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước được chi phí.

Mọi giao dịch kỳ hạn đều phải hạch toán ngoại bảng và mục đích của hợp đồng giao dịch kỳ hạn là nhằm loại trừ khả năng không chắc chắn về tỷ giá giao ngay tại một thời điểm trong tương lai. Như vậy, thay vì việc chờ tới thời điểm cuối năm mới chuyển được lượng USD thành VND với một tỷ giá giao ngay chưa xác định được trước thì ngân hàng có thể ngay tại thời điểm hôm nay bán kỳ hạn một năm một lượng USD dự tính sẽ thu được vào cuối năm. Bằng cách làm như vậy ngân hàng đã tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm cuối năm và đảm bảo được mức lợi nhuận dự tính.

Sử dụng giao dịch hoán đổi (swaps) Tiện ích

Đối với doanh nghiệp:

Thực hiện giao dịch hoán đổi ngân hàng có thuận lợi là:

-Chủ động trong việc chuẩn bị nguồn ngoại tệ phục vụ doanh nghiệp

-Thu lợi nhuận từ việc bán ngoại tệ trong trường hợp ngân hàng dự kiến tỷ giá tăng lên.

Sử dụng giao dịch quyền chọn (OPTIONS)

Mua quyền chọn mua (call option) giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro khi tỷ giá của loại ngoại tệ mà doanh nghiệp có nhu cầu mua tăng lên. Cũng như vậy, mua quyền chọn bán (put option) giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro khi tỷ giá của loại ngoại tệ mà doanh nghiệp có nhu cầu mua giảm xuống.

Tiện ích đối với doanh nghiệp:

-Giao dịch quyền chọn ngoại tệ là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro do biến động của tỷ giá trên thị trường.

-Khác với giao dịch hoán đổi (swaps), doanh nghiệp chỉ cần có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ là có thể thực hiện giao dịch quyền chọn chứ không nhất thiết vừa có nhu cầu mua, vừa có nhu cầu bán một loại ngoại tệ tại các thời điểm khác nhau

-Trong thị trường giao dịch ngoại hối cùng với giao dịch giao ngay (spot), giao dịch kỳ hạn (forwards), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (swaps) thì giao dịch quyền chọn (options) giúp cho doanh nghiệp có thêm cơ hội lựa chọn loại hình giao dịch phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với ngân hàng:

- Giao dịch quyền chọn giúp ngân hàng thu được một khoản phí từ việc bán quyền lựa chọn cho khách hàng.

- Giao dịch quyền chọn góp phần đa dạng hoá các nghiệp vụ KDNT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo ra nhiều công cụ phòng ngừa rủi ro hữu hiệu....

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 46 - 47)