b. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ đến từ quá trình tổ chức và lãnh đạo Rủi do về tỷ giá
2.3.1.1. Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Nam
Cơ chế tỷ giá hối đoái và sự can thiệp quá sâu của chính phủ trong hoạt động của các doanh nghiệp cũng là những tác nhân gây ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong vòng 4 - 5 năm qua, lạm phát đã tăng khoảng 25%, trong khi tỷ giá hối đoái chỉ tăng khoảng 2,5%. Khi lạm phát cao như vậy sẽ dẫn đến một hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại ngày càng lớn, thâm hụt vãng lai ngày càng nhiều, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên vì lạm phát cao, ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để lâu tình trạng này thì càng tiềm ẩm một cú sốc về tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.
Cơ chế tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới các hoạt động đầu cơ, trong khi đó giá trị thực của tài sản ngân hàng đã bị suy yếu được điều chỉnh lên - xuống và nhiều khả năng ngân hàng trung ương phải thực hiện vai trò là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng mất khả năng thanh khoản nhưng chưa mất khả năng thanh toán. Việc tăng đột ngột tỷ giá hối đoái là nguyên nhân chính dẫn tới khủng hoảng ngân hàng 1998 tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD biến động thường xuyên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro tỷ giá của ngân hàng.
Bảng 2.2. Mức độ biến động tỷ giá của VND/USD (tỷ giá bình quân liên NH)
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 31/04/2010
Biến động tương đối 15739 +139 +226 +13 +863 +964 +603
Biến động tuyệt đối 0 0.8% 1.42% 0.08% 5.36% 5.69% 3.36%
Nguồn: sbv.com.vn
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ Phân tích biến động tỷ giá bình quân liên NH
Ta thấy mức giao động năm 2004 đến năm 2005, 2006,2007 mức biến động tỷ gía VND/USD trong những năm này không cao <2%. Nguyên nhân chủ yếu do cán cân vốn thặng dư, lượng kiều hối khá dồi dào hơn nữa do đồng USD mất giá so với EUR và các đồng tiền khác, lãi suất USD duy trì ở mức thấp đáng kể so với lãi suất VND dẫn đến nhu cầu USD không tăng. Giai đoạn sau đó tỷ giá biến động mạnh do những cam kết của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, do cán cân vốn, lượng thiều hụt nguồn ngoại tệ đã khiến USD liên tục tăng giá mạnh so với VND.
Chính những biến động tỷ giá trên thị trường trong thời gian qua đã gây ra rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Rủi ro ở đây phụ thuộc vào trạng thái ngoại hối mà ngân hàng đang duy trì.
Bảng 2.3. Mức biến động của biên độ tỷ giá USD/VND
Thời gian 31/12/06 24/12/07 10/3/08 27/06/08 7/11/08 24/03/09 26/11/09
Biên độ 0.5% 0.75% 1% 2% 3% 5% 3%
Như vậy, trong giai đoạn 2006 đến đầu năm 2008 biên độ giao động tỷ giá trong khoảng biên độ hẹp, tương ứng với thời gian này là tỷ giá tạ thị trường Việt Nam tương đối ổn định. Nhưng kể từ đầu năm 2008 biến động tỷ giá trên thị trường đã khiến ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh biên độ tỷ giá giao dịch để phù hợp với thị trường.