Kinh nghiệm của Goldman Sachs

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 31 - 32)

1- Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Goldman Sachs

Goldman Sachs (Mỹ) được xem là ngân hàng chống đỡ thành công nhất trước cơn bão tài chính nhờ đưa quản trị rủi ro trở thành một nét văn hóa của Công ty. Goldman đã xây dựng một triết lý kinh doanh rằng, "bạn chỉ kiếm được tiền khi bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro". Theo đó, Goldman Sachs luôn tạo ra một môi trường làm việc mà các nhà điều hành luôn cảm thấy sẵn sàng đối mặt với rủi ro. Họ có thể tự do thảo luận về rủi ro mà không có bất kỳ sự giám sát nào, cũng như có thể ra các quyết định nhanh khi thấy cần thiết.

Goldman Sachs còn thiết lập một ủy ban quản trị rủi ro cấp tập đoàn là Firmwide Risk Committee để đánh giá rủi ro tín dụng và thị trường toàn cầu. Ủy ban này sẽ họp hàng tuần nhằm đảm bảo tiêu chuẩn đánh giá lợi nhuận rủi ro (risk - return standards) được thực hiện ở toàn bộ Công ty. Ngoài Ủy ban này, Goldman còn có các ủy ban khác để đánh giá rủi ro ở từng lĩnh vực như Ủy ban Hoạt động kinh doanh quản lý các rủi ro thuộc về hoạt động kinh doanh và danh tiếng của Công ty, Ủy ban Vốn phụ trách các rủi ro liên quan đến các khoản vay và bảo lãnh và Ủy ban Tài chính phụ trách các rủi ro liên quan đến thanh khoản.

Tại Goldman Sachs, nhân viên ở mọi phòng ban đều được khuyến khích đóng góp ý kiến về những rủi ro mà họ cho rằng có khả năng tác động đến công việc của họ. Hay như một công ty vận tải biển và logistics của

Singapore đã triển khai hoạt động rủi ro đến từng nhân viên của công ty. Trước hết, các lãnh đạo cao cấp làm việc với đơn vị kiểm toán của họ là KPMG nhằm xác định rủi ro và đánh giá các tác động của chúng đến công ty. Sau đó, công ty này đưa từng rủi ro đã được xác định vào quy trình làm việc hằng ngày của nhân viên nhằm đảm bảo rằng các nhân viên có thể nhận ra, đánh giá và đưa ra những biện pháp đề phòng tránh các rủi ro này.

Goldman còn có một mô hình quản lý rủi ro riêng. Hệ thống này được xây dựng đầu tiên vào năm 1995 với hạt nhân là Uỷ ban giám sát nội bộ. Cuộc họp được tổ chức trực tuyến vào thứ 4 hàng tuần để kiểm tra lại tất cả những dự án có mức độ rủi ro tương đối lớn bao gồm cả rủi ro thị trường, hoạt động nghiệp vụ, tín dụng, công cụ mới, danh tiếng của hoạt động kinh doanh và của công ty. Nhờ đó, lần đầu tiên Goldman có được một tiêu chuẩn đánh giá rủi ro tương đối khách quan, định tính và định lượng.

Theo thời gian, hệ thống rủi ro này không ngừng tích luỹ kinh nghiệm và hoàn thiện dần. Đến nay, công ty này đã xây dựng được chế độ xem xét trách nhiệm nghiêm ngặt, đánh giá toàn diện rủi ro thông qua Uỷ ban quản lý đông đảo. “Mỗi ngày, chúng tôi đều tính toán giá trị chứng khoán và giá trị tài sản của từng trường hợp. Việc này rất phức tạp, nhưng cũng rất cần thiết”, Blankfein giải thích. “Chúng tôi có những phương án phòng ngừa rủi ro hết sức chi tiết và chặt chẽ để nghiên cứu chi tiết xem bộ phận nào, khâu nghiệp vụ nào trong nội bộ sẽ phải gánh mức độ rủi ro lớn và sẽ cố gắng để hạ thấp mức độ đó hết mức có thể”.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w