1- Rất lâu: Rủi ro sẽ xuất hiện trong tương lai xa hoặc chưa định được.
2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI CÁC NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
MẠI CỔ PHẦN NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.1. Tổng quan chung
Ở Việt Nam đang có 2 NH TMCP Nhà nước bao gồm: NH TMCP Ngoại thương Việt Nam, NH TMCP Công thương Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của hai NHTMCP Nhà nước trên tại địa bàn Hà Nội.
Hai NH TMCP nhà nước trên đều là những định chế tài chính hàng đầu và có uy tín nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối, là các NH cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với chất lượng tốt nhất, an toàn và hiệu quả tốt.
Với mục tiêu hướng đến là ngân hàng bán buôn nên hoạt động kinh doanh của hai NH TMCP nhà nước trên phần lớn là các sản phẩm được áp dụng rộng rãi cho hầu hết các đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng chủ yếu đến từ hai mảng chính là phục vụ nhu cầu của khách hàng và kinh doanh tự doanh.
Hoạt động KDNT của NH TMCP nhà nước tại Hà Nội trong thời gian qua đã không ngừng phát triển, mở rộng đồng thời cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh doanh, từng bước đa dạng hoá các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng.
Cùng với đà tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới nói chung, tài trợ thương mại và thanh toán XNK của ngân hàng nói riêng, doanh số mua bán ngoại tệ của các chi nhánh của NH TMCP nhà nước tại Hà Nội trong toàn hệ thống với
khách hàng là các doanh nghiệp và cá nhân tăng trưởng khá nhanh qua từng năm, trung bình từ 10-20%/năm. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức giao dịch hối đoái (tương ứng với việc thực hiện mua bán 14 loại ngoại tệ khác nhau), thoả mãn nhu cầu đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng. Nhìn chung cân đối ngoại tệ của toàn hệ thống đã tốt hơn, về cơ bản đã đáp ứng đủ 100% nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân vv... Phạm vi hoạt động kinh doanh ngoại tệ được mở rộng đồng thời cả ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Bảng 2.1: Lợi nhuận từ KDNT của VCB và Vietinbank
( Đơn vị tính: triệu VND)
Ngân hàng 2004 2005 2006 2007 2008 2009
VCB 207,382 192,780 273,481 354,532 591,402 918,309
ICB (15,873) 43,116 60,002 64,087 290,046 (48,215)
Hội sở chính đóng vai trò đại diện của ngân hàng như NH Công thương, NH Ngoại thương tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên NH trong nước với đối tác là ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Doanh số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Để hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế, các NH TMCP nhà nước trên địa bàn Hà Nội cũng đã từng bước mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế với các NH lớn trên thế giới, nhằm mục đích tự doanh, thu lợi nhuận, đồng thời giúp cán bộ NH học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh nghề nghiệp trong môi trường hoạt động kinh doanh có rất nhiều biến động và rủi ro này. Bên cạnh đó, KDNT đã đóng góp vai trò quan trọng trong hỗ trợ
các nghiệp vụ ngân hàng khác phát triển. Nếu chỉ xét đơn thuần trên góc độ lợi nhuận thì lãi KDNT của toàn hệ thống bình quân từ 2007 là dưới 300 tỷ đồng/năm là rất khiêm tốn so với lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng. Hiệu quả KDNT chưa cao, cơ bản do ảnh hưởng bởi tính đặc thù của thị trường ngoại tệ Việt Nam, song hoạt động KDNT gắn bó mật thiết hữu cơ, là một nghiệp vụ không thể thiếu trong việc hỗ trợ đắc lực cho tài trợ thương mại, thanh toán XNK, chuyển tiền ngoại tệ …. không ngừng phát triển. Qua đó NH có thể thu được lãi cho vay hoặc phí dịch vụ từ các hoạt động này. Đóng góp vào kết quả lợi nhuận về hoạt động KDNT của toàn hệ thống, trên địa bàn Hà Nội có nhiều chi nhánh đã nỗ lực tìm mọi biện pháp tiếp thị thu hút khách hàng xuất khẩu, mở rộng mạng lưới các đại lý thu đổi ngoại tệ, phối hợp linh hoạt nhiều giải pháp nghiệp vụ để khai thác tiềm năng trên địa bàn, thu hút được nhiều ngoại tệ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.