Tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 89 - 91)

Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường có 3 phòng liên quan đến haọt động này đó là:

-Phòng Kinh doanh ngoại tệ (Dealing room) tại đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh… Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình dodọ và sự thành công hay thất bại của từng dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung. Đặc điểm của phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ của mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan đến thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đông tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng tiền tại bất cứ thời điểm nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn rủi ro cho phép hay có thể kiểm soát được.

-Phòng Thanh toán (Back office): đây là phòng chức năng độc lập, không nhất thiết phải được đặt ngay tại phòng kinh doanh, có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản…

-Phòng quản lý rủi ro (Mid office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để cán bộ kinh doanh vựơt ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh nhất là nghiệp vụ đầu cơ.

3.3.2.4. Hạn chế rủi ro đến từ công tác kiểm tra

Đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của Ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh;

Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, các ngân hàng thường không có phòng chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay các ngân hàng còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các ngân hàng cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các ngân hàng cần phải xây dựng các qui trình, qui chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động nhất là trạng thái mở trong KDNT.

Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó vì những ngân hàng hoạt động kém luôn là mối lo không những của các khách hàng gửi tiền mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ

thống ngân hàng do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Vì vậy, xác định các ngân hàng hoạt động kém, có nguy cơ thất bại cao để chuẩn bị các biện pháp xử lý thích hợp là việc rất cần thiết. để chấn chỉnh hoạt động của các ngân hàng TMCP nhưng cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

3.3.2.5. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro và phát triểnsản phẩm sản phẩm

Qua thống kê trên cho thấy, thị trường các công cụ tài chính phái sinh đã hình thành ở Việt Nam, tuy nhiên còn rất nhỏ bé và chưa phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do mức độ phát triển của thị trường tiền tệ, trên thị trường cón thiếu vắng các ngân hàng trong nước am hiểu kỹ về lợi ích cũng như kỹ thuật tính toán lợi nhuận từ các loại nghiệp vụ này. Vì vậy phát triển thị trường phái sinh là rất cần thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước trên địa bàn hà nội (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w