N ội dung quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN

1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư công và quản lý đầu tư công từ nguồn NSNN

1.1.3. N ội dung quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN cấp tỉnh

Phù hợp với mục tiêu quản lý đó chính là thống nhất giữa tính chính trị, kinh tế kết hợp hài hòa, hợp lý về mặt xã hội.Đảm bảo tính công khai, minh bạch theo quy định, phù hợp yêu cầu cải cách hành chính và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước.

Đảm bảo quản lý theo ngành và theo lãnh thổ.

Đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật.

Nguyên tắc này không cho phép các cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý dự án đầu tư công một cách tùy tiện, chủ quan mà phải dựa vào pháp luật, làm đúng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật.Đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.

Phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của nhà nước và năng lực quản lý của mỗi cấp trên địa bàn. Phân cấp theo quy mô, đây là một trong những tiêu chí chủ đạo trong quá trình quản lý đầu tư công ở Việt nam. Cụ thể là mức độ phân cấp đối với các chức năng và nhiệm vụ quản lý đầu tư công thường phụ thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án, được chia thành các dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B, và nhóm C.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động đầu tư công. Các dự án đầu tư công liên quan đến nguồn tài chính. Theo đó, chính quyền cấp tỉnh được quyền tự quyết gần như hoàn toàn đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương (nguồn vốn đầu tư cân đối theo tiêu chí, nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn thu XSKT, các khoản tăng thu, tiết kiệm chi…)

1.1.3.2. Phân cấp quản lý đầu tư công ở Việt Nam

Phân cấp quản lý đầu tư công gắn với phân cấp về nguồn tài chính. Có hai nguồn, một là nguồn từ Trung ương, hai là nguồn khai thác tại chỗ ở địa phương. Một cách tương đối nhất quán, chính quyền cấp tỉnh được quyền quyết gần như hoàn toàn đối với các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương. Vốn đầu tư công được phân bổ theo hai cấp ngân sách là ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

Phần lớn nguồn lực đầu tư công đều được phân cấp cho ngành và địa phương quản lý. Và hệ quả tất yếu là việc quyết định đầu tư công đã tách rời việc bố trí vốn.

Các ngành và địa phương quyết định về dự án đầu tư, nhưng nguồn vốn đều được ghi là “xin vốn từ ngân sách trung ương”.

Nguyên tắc phân cấp đầu tư từ Trung ương xuống địa phương vẫn được thực hiện theo quy mô và tầm quan trọng của dự án, được chia thành các dự án quan trọng của quốc gia là nhóm A, nhóm B, và nhóm C. Đây là nguyên tắc phân cấp theo kiểu

“những gì ở cấp trên không cần làm thì cấp dưới sẽ thực hiện” và cấp trên thì luôn “nắm to, buông nhỏ” dẫn đến hiện tượng cấp dưới luôn cảm thấy bị gò bó còn cấp trên luôn ở trong tình trạng quá tải, không thể kiểm soát được tình hình. Cách làm này cũng hoàn toàn đi ngược lại với nguyên tắc phổ biến trên thế giới là “những gì cấp dưới không làm được thì cấp trên mới phải làm” (từ dưới lên). Phần vốn đầu tư được cấp theo cơ chế “xin - cho” thì mạnh ai người đó “chạy”, nếu xin được sẽ triển khai, chưa xin được thì sẵn sàng bỏ dở công trình… Từ chỗ “xin - cho”, các vận trù đầu tư trở nên thiếu kế hoạch đồng bộ, cái cần thì không được làm, cái không cần thì cố gắng “chạy” để làm. Mục đích lớn nhất của việc “chạy xin” hầu như không phải là giải quyết hệ thống cơ sở hạ tầng đang cần thiết và bức bách mà chủ yếu là triển khai những công trình có thể tạo ra nhiều địa lợi cho các chủ đầu tư và nhà thầu.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Trong nguồn tài chính khai thác tại địa phương, ngoài hình thức huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng từ người dân, một hình thức khá phổ biến là khai thác từ tài nguyên mà chủ yếu là từ quỹ đất đai. Vào thời kỳ thị trường bất động sản đang sôi động, nhiều địa phương đã thu những khoản tiền rất lớn từ nguồn này, đặc biệt là đất tại những khu vực đô thị. Địa phương nào thu càng lớn thì đầu tư càng nhiều, từ đó nảy sinh vấn đề xây dựng tràn lan, không có kế hoạch và không có sự liên kết đấu nối.3

Bên cạnh đó, mặc dù phân cấp quản lý đầu tư công từ NSNN mạnh nhưng vẫn còn thiếu sự kiểm tra, hướng dẫn từ cấp có thẩm quyền phân cấp dẫn tới việc cấp dưới được phân cấp có thể làm những việc vượt thẩm quyền, quyết định dự án đầu tư nhưng nguồn vốn lại đề nghị cấp trên cân đối; hoặc để tự cân đối ngân sách tại chỗ thì các cấp dưới được phân cấp phải chật vật tìm cách tăng thu, dẫn đến việc thu hút đầu tư bằng mọi giá, làm trầm trọng thêm tình trạng phát triển tự phát, không theo quy hoạch.

Có thể nói, chính những yếu kém, hạn chế trong công tác phân cấp quản lý đầu tư công từ NSNN là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, công trình thi công chậm, thiếu đồng bộ, sản phẩm dở dang nhiều dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Bản thân, Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/20/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư công từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ cũng đã thừa nhận “do phân cấp quá rộng lại thiếu các biện pháp quản lý đồng bộ dẫn tới tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ, thời gian thi công kéo dài, kế hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của nhà nước”.

Luật Đầu tư công năm 2014 đã có sự thay đổi trong phân cấp quyết định chủ trương đầu tư cũng như thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn… kỳ vọng sẽ khắc phục được tình trạng yếu kém trước đây.

1.1.3.3. Nội dung quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN

Công tác quản lý quy hoạch: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về quy hoạch; Hướng dẫn các ngành, các địa phương, các đơn vị xây dựng quy hoạch; Chủ trì nghiên cứu, tham gia xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Công tác thẩm định đầu tư công: Tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư, tổng hợp thẩm định chương trình, dự án đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND tỉnh hoặc Giám đốc Sở được ủy quyền quyết định đầu tư.

Công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư công: Tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 5 năm và hàng năm. Thực hiện các cân đối chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh; cân đối kế hoạch vốn đầu tư công thuộc ngân sách địa phương; nguồn vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn khác.

Công tác quản lý đấu thầu: Thẩm định kế hoạch đấu thầu. Tổ chức giám sát, kiểm tra hoạt động đấu thầu theo các quy định của pháp luật về đấu thầu; tham gia các hoạt động thanh tra về đấu thầu; xây dựng và quản lý hệ thống mạng đấu thầu của tỉnh;

theo dõi, đánh giá, tổng kết và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu trong phạm vi toàn tỉnh.

Công tác kiểm tra, giám sát đầu tư: Làm đầu mối tổ chức thực hiện giám sát tổng thể hoạt động đầu tư, kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)