Điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 36 - 41)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động tỉnh Quảng Trị

* Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

- Vị trí địa lý: Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.744,15 km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có 10 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 138 xã, phường thị trấn. Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ. Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75km, phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavane của nước Lào với đường biên giới dài 206km gắn với 2 cửa khẩu là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Tuy diện tích không rộng nhưng Quảng Trị ở vị trí nối liền hai miền đất nước và nằm trên các trục đường giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt cũng như đường thuỷ. Vì vậy, Quảng Trị đang giữ vai trò trọng yếu trong bảo vệ, khai thác biển Đông; bảo đảm giao thông thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam và với các nước trong khu vực Đông Nam Á. [3]

- Địa hình: Địa hình Quảng Trị rất phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới nhiều sông, suối, đồi núi, bãi cát, cồn cát, xen kẽ nhau và được chia ra thành 3 vùng chính: Vùng núi phía Tây của tỉnh có 47 xã, thị trấn chiếm 65,8% diện tích tự nhiên;

Vùng bãi cát, cồn cát ở ven biển phía Đông kéo dài dọc theo chiều dài của tỉnh có 12 xã và chiếm 7,5% diện tích tự nhiên; Vùng đồng bằng và trung du có 79 xã và chiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên (trong đó riêng vùng đồng bằng là 11,5%). [3]

- Khí hậu thời tiết: Quảng Trị là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thể hiện qua hai mùa chính là mùa khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm nổi bật của mùa mưa là mưa lớn, hầu hết các cơn bão đều diễn ra vào mùa này và gây nên lũ lụt, ngập úng

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư. [3]

* Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất:Tổng diện tích đất tự nhiên của Quảng Trị là 474.415ha trong đó: Đất nông nghiệp: 68.928 ha (chiếm 14,5%); Đất lâm nghiệp có rừng: 149.812 ha (chiếm 31,6%); Đất chuyên dùng: 18.255 ha (chiếm 3,9%); Đất ở (Nông thôn và đô thị): 3.590 ha (chiếm 0,77%); Đất chưa sử dụng: 233.830 ha (chiếm 49,23%). Trong tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất bằng có khả năng trồng cây nông nghiệp 22.800 ha (chiếm 7,95% đất chưa sử dụng); Đất có khả năng trồng cây lâm nghiệp 193.485 ha (chiếm 82,9%). Đây là tiềm năng cho phân bố lại dân cư ngày càng hợp lý để khai thác đất đai chưa sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn các loại đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua mặn, đất đồi có tầng dày mỏng, nghèo chất dinh dưỡng, phân bố rải rác. Do đó để khai thác đưa vào sử dụng phải đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật và thuỷ lợi. [3]

- Tài nguyên nước: Quảng Trị có nguồn nước khá dồi dào nhưng khả năng khai thác còn hạn chế. Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, các sông không dài, lòng sông hẹp và dốc tạo ra nhiều ghềnh thác có khả năng phát triển thuỷ điện. Do tốc độ dòng chảy lớn nên phù sa lắng động ít. Mùa mưa do cửa sông chảy ra biển hẹp nên thoát nước chậm dễ gây úng lụt. Ngược lại về mùa khô lượng nước ở các sông thấp nên ở hạ lưu thuỷ triều xâm lấn gây nhiễm mặn. Đặc điểm địa hình dốc và bị chia cắt mạnh đã kiến tạo nên nhiều ao hồ, thung lũng tự nhiên có thể xây dựng các công trình hồ đập thuỷ lợi phục vụ sản xuất; điển hình là: Bàu Thuỷ Ứ, Đập dâng Thạch Hãn, Hồ Đá Mài, Hồ Trúc Kinh, Hồ Bảo Đài, Hồ Hà Thượng... tạo cho tỉnh một tiềm năng lớn về nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất. [3]

- Tài nguyên du lịch và tài nguyên biển được xem là một trong những yếu tố nổi trội cần được phát huy ở Quảng Trị. Với bờ biển dài 75km và vùng lãnh hải rộng lớn khá giàu hải sản có giá trị kinh tế cao, gắn liền với hai cửa lệch là cửa Việt và cửa Tùng; Cửa Việt có thể xây dựng thành cảng biển hàng hoá. Ven biển có nhiều bãi cát cảnh quan đẹp, có thể phát triển du lịch. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, hiện đang được xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

nghề cá cho cả vùng. Vùng ven biển có khoảng 1.000 ha mặt nước và đất nhiễm mặn chưa được khai thác, có thể được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. [3]

- Tài nguyên rừng: Quảng Trị có diện tích đất lâm nghiêp 149.812 ha (chiếm 31,6% diện tích lãnh thổ); trong đó rừng tự nhiên 101.467 ha, rừng trồng 48.345 ha.

Do hậu quả của chiến tranh và tác động của con người nên rừng Quảng Trị hiện nay chủ yếu là rừng nghèo và rừng trung bình (rừng giàu chỉ chiếm 12%); diện tích cần trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc là rất lớn, trên 190 ngàn ha. [3]

- Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản ở Quảng Trị tương đối đa dạng nhưng trữ lượng không lớn và chưa được điều tra đầy đủ. Một số khoáng sản chủ yếu có thể khai thác được ngay phục vụ cho phát triển kinh tế gồm: Quặng sắt đã được phát hiện ở một số điểm, trữ lượng 1,06 triệu tấn; Titan phân bố dọc theo dải cát ven biển dưới dạng sa khoáng; Bô Xít ở dốc Miếu; Vàng ở SaLung (Vĩnh Linh), AVao (Đakrông); Đá vôi ở Tân Lâm (Cam Lộ), Tà Rùng (Hướng Hóa) trữ lượng khá lớn thuận lợi cho phát triển nhà máy sản xuất xi măng có công suất lớn. [3]

Những đặc điểm về điều kiện địa lý, địa hình, khí hậu và sự phân bố tài nguyên nêu trên có tác động đến việc phân bố dân cư và trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng và ảnh hưởng đến tiến trình XĐGN ở Quảng Trị.

2.1.1.2. Dân số - lao động

- Dân số: Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2015, dân số toàn tỉnh là 620.410 người (trong đó nữ giới có 314.794 người và nam giới có 305.616 người), dân số khu vực thành thị chiếm 29,2%, khu vực nông thôn chiếm 70,8%. Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 87,13%, Vân Kiều chiếm 10,47%, Pa Cô chiếm 2,14%, các dân tộc còn lại chiếm 0,26%. Đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện Đa Krông, Hướng Hoá và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.

Mật độ dân số bình quân của tỉnh năm 2015 là 131 người/km2 (thấp hơn mức trung bình của cả nước 277 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đông Hà 1.212 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đa Krông 31 người/km2;

huyện Hướng Hóa 70 người/km2. [3]

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

- Lao động: Lực lượng lao động của tỉnh năm 2015 là 348.640 người, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 43,5%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề là 32,8%. Cơ cấu độ tuổi lao động như sau: Lao động từ 15 tuổi đến 17 tuổi là 44.452 người, chiếm 12,75%; lao động từ 18 tuổi đến 24 tuổi là 44.469 người, chiếm 15,91%; lao động từ 25 tuổi đến 29 tuổi là 38.908 người, chiếm 11,16%; lao động từ 30 tuổi đến 34 tuổi là 43.475 người, chiếm 12,47%; lao động trên 39 tuổi là 166.336 người, chiếm 47,71%.

Hiện nay, tỉnh đang triển khai tập trung thực hiện nhiều giải pháp để phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bao gồm: thực hiện chính sách sử dụng, đãi ngộ và thu hút chuyên gia trình độ cao và lao động lành nghề; nâng cấp các trường dạy nghề, có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư trong đào tạo công nhân. [3]

2.1.1.3. Điều kiện kinh tế

Cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, kinh tế Quảng Trị trong những năm vừa qua đã có sự tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 7,4%. GDP bình quân đầu người năm 2016 đạt 33,2 triệu đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2016 đạt 3.881 tỷ đồng, tăng bình quân 8,39%/năm. Trong cơ cấu GDP tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 36,7% (năm 2006) lên 37,5% (năm 2016); nông, lâm nghiệp và ngư nghiệp giảm từ 28,6% (năm 2006) xuống 24,2% (năm 2016); Dịch vụ tăng từ 34,7% (năm 2006) lên 39,7% (năm 2016). Chi ngân sách địa phương năm 2015 là 9.771 tỷ đồng (tăng bình quân 8,73% năm). Giá trị xuất khẩu năm 2016 đạt gần 233,2 triệu USD, nhập khẩu 240 triệu USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm (2011 - 2015) đạt 42.014 tỷ đồng (tăng gần 3 lần giai đoạn 2006 - 2010), trong đó vốn khu vực nhà nước đạt 12.707 tỷ đồng, chiếm 30,2%. [4]

- Những lợi thế cơ bản:

+ Với vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên trục hành lang kinh tế Đông - Tây), Quảng Trị có lợi thế để đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa; phát triển sản xuất công nghiệp; khai thác tiềm năng du lịch biển, hải đảo cùng với phát huy lợi thế của hệ thống các di tích lịch sử nổi tiếng như: Hiền Lương-Bến Hải, di tích Thành Cổ, địa đạo Vịnh Mốc,... và hệ thống các danh lam thắng cảnh tự nhiên (rừng, biển).

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

+ Nhà nước tiếp tục đầu tư và có chính sách để phát triển thêm một số khu thương mại dọc hành lang kinh tế Đông - Tây. Liên kết hoạt động của các khu thương mại này để hình thành một hành lang thương mại quốc tế theo trục ngang. Với sự phát triển đó, khu vực miền Trung sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển và trở nên năng động hơn nhiều khi hành lang kinh tế Đông - Tây được thông thương.

+ Tiềm năng đất đai chưa sử dụng còn rộng lớn là điều kiện để mở rộng sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê, hồ tiêu).

+ Khoáng sản Quảng Trị tuy không lớn, nhưng đa dạng và phân bố khá đều trên lãnh thổ, cho phép khai thác quy mô nhỏ với sự tham gia của các thành phần kinh tế khác nhau, có ý nghĩa lớn trong việc sử dụng hợp lý nguồn lao động và tác động trực tiếp đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

+ Quảng Trị cũng là nơi được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư phát triển của Nhà nước. Những năm qua, tỉnh đã thực hiện một khối lượng đầu tư khá lớn từ ngân sách Nhà nước cho xây dựng kết cấu hạ tầng, KT-XH và đã có bước phát triển khá, nhiều công trình đầu tư lớn sẽ phát huy hiệu quả. Các chỉ tiêu xã hội và xóa đói giảm nghèo có chuyển biến tốt thuận lợi cho việc đề ra và thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 cũng như những năm tiếp theo.

- Những khó khăn, thách thức chủ yếu:

+ Cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, kinh tế tuy có sự tăng trưởng khá nhưng không vững chắc, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn rất hạn chế. Thu ngân sách mới đảm bảo được 1/3 mức chi ngân sách và phải nhờ Trung ương hỗ trợ 2/3. Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển khá nhưng vẫn còn nhiều yếu kém và chưa đồng bộ... là trở ngại lớn cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cho những năm tiếp theo.

+ Ngành công nghiệp chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp lớn của Trung ương, các cơ sở của địa phương thì hầu hết là công nghệ lạc hậu, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thấp, sức cạnh tranh thị trường còn yếu.

+ Sản xuất nông nghiệp chưa bền vững, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định; chế biến nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất ảnh hưởng đến tính chủ động của các chỉ tiêu đầu ra cũng như việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

+ Tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ rất lớn nhưng do yếu kém của cơ sở hạ tầng, năng lực tổ chức quản lý, khai thác cùng với khả năng đầu tư hạn chế nên hiệu quả khai thác thấp; do vậy, tiềm năng này dễ bị chuyển đi các vùng khác.

+ Đời sống của một bộ phận khá lớn dân cư còn khó khăn, nhất là dân cư vùng nông thôn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng. Sức mua của phần lớn dân cư nông thôn còn thấp, chưa trở thành thị trường có sức kích thích sản xuất hàng hoá phát triển

+ Lao động thiếu việc làm còn lớn, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lao động còn thấp. Một bộ phận không nhỏ cán bộ còn yếu kém về trình độ và năng lực chuyên môn, năng lực điều hành, trong đó khu vực miền núi là rất trầm trọng. Công tác quản lý điều hành của các cấp chính quyền chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển, nhất là trong lãnh đạo và điều hành phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)