Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNNTẠI SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công

Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ NSNN theo đúng định hướng, mục tiêu phát triển mà Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra; đồng thời phù hợp với thực tiễn phát triển của địa phương góp phần thực hiện thành công chủ trương của Chính phủ về tái cơ cấu đầu tư trọng tâm là đầu tư công.

Xác định tỷ trọng đầu tư công từ NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn của địa phương. Với quan điểm trong một nền kinh tế hỗn hợp, phải đồng thời thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế xã hội khác nhau để đạt được hiệu quả phân bổ nguồn lực nói chung và hiệu quả đầu tư nói riêng cần phải tuân thủ nguyên tắc Nhà nước chỉ đầu tư vào các lĩnh vực mà khu vực ngoài nhà nước không làm, hoặc không đủ năng lực làm nhằm giảm gánh nặng tài chính cho nhà nước. Nguồn vốn đầu tư công từ NSNN phải thể hiện hiện được vai trò là vốn mồi, kích thích, tạo cú hích để thúc đẩy và thu hút các nguồn vốn thuộc các thành phần kinh tế khác.

Hoàn thiện hệ thống quy định quản lý đầu tư công của tỉnh, tập trung thống nhất về phạm vi đầu tư. Triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm theo đúng tinh thần chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương. Xây dựng và thực hiện hệ thống thông tin phục vụ công tác chủ trương đầu tư, có quy trình quản lý, cập nhật kịp thời tình hình cân đối, dự kiến kế hoạch đầu tư công để cho các cấp chính quyền thực hiện và tự chịu trách nhiệm. Tập trung đầu tư công vào các công trình trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn của quá trình đầu tư để khắc phục thất thoát, tham nhũng lãng phí. Thực hiện đấu thầu, mua sắm công cạnh tranh,

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

minh bạch và có cơ chế tạo điều kiện cho sự tham gia, giám sát của những bên có lợi ích liên quan.

Nâng cao năng lực kiểm tra giám sát và thực hiện công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Làm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiên chế độ trách nhiệm đối với thủ trưởng đơn vị trong quản lý đầu tư công. Mở rộng hình thức, nội dung công khai và khắc phục tình trạng công khai còn mang tính hình thức như hiện nay.

3.1.2. Mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá xu thế và điều kiện thực tiễn của địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã xác định chỉ tiêu “Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm (2016-2020) đạt trên 100.000 tỷ đồng, tăng 142,4% so với nhiệm kỳ trước”. Trong đó, căn cứ xu hướng phát triển và chủ trương của Chính phủ trong giai đoạn tới, nguồn vốn NSNN sẽ có tốc độ tăng chậm hơn và chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, dự kiến nguồn vốn nhà nước trong 5 năm 2016-2020 là 20.624 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và tăng 42% so với 5 năm 2011-2015.

Cụ thể: Tổng số vốn đầu tư từ NSNN tỉnh đã được Trung ương giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 là: 9.190 tỷ đồng; Tổng số vốn các dự án ODA, TPCP và nguồn vốn đầu tư do các Bộ, Ngành TW quản lý thực hiện trên địa bàn tỉnh và nguồn vốn tín dụng nhà nước dự kiến 11.434 tỷ đồng.

Về cơ cấu đầu tư nguồn vốn đầu tư từ NSNN, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 tỉnh đã định hướng đầu tư rất cụ thể: Đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng và giao thông chiếm 35% tổng vốn, đầu tư cho Nông nghiệp - PTNT chiếm 21%

tổng vốn, đầu tư cho Công nghiệp chiếm 25% tổng vốn, phần còn lại (19%) đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, quản lý nhà nước…

Mục tiêu đầu tư công từ NSNN trong thời gian đến của tỉnh là đảm bảo nguyên tắc và thứ tự ưu tiên hàng dọc nhằm tối ưu hóa hiệu quả vốn đầu tư trong điều kiện khả năng đáp ứng nguồn lực thiếu hụt lớn so với nhu cầu đầu tư. Nguồn vốn đầu tư công từ NSNN phải trực tiếp góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, khâu đột

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

phá về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh đã được tỉnh xác định tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Nghị quyết của HĐND tỉnh quyết nghị kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 và các vấn đề liên quan đến kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 – 2020.

Các dự án đầu tư công từ NSNN phải phục vụ mục tiêu phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn; kết nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển tạo diện mạo đô thị hiện đại văn minh. Trong đó ưu tiên đầu tư các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông tại các nút thắt, các đầu mối và trong các khu vực đô thị, ưu tiên đầu tư hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý rác thải góp phần trực tiếp giải quyết vấn đề dân sinh bức xúc và đat cac chỉ tiêu về môi trường đô thị. Đồng thời, đầu tư công từ NSNN cũng phải ưu tiên cac dự án phục vụ mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, dịch vụ; ưu tiên đầu tư hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp, cum công nghiệp, hạ tầng thương mại, du lịch góp phần tạo tiền đề để thúc đẩy sản xuất và đạt được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công từ NSNN của tỉnh thời gian đến cần phục vụ mục tiêu đổi mới, sáng tạo, phát triển khoa học, công nghệ thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế tri thức; phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử.

Trong điều kiện nguồn lực đầu tư công từ NSNN ngày càng hạn hẹp nhưng nhu cầu đầu tư quá lớn, tỉnh cần quán triệt nguyên tắc bố trí vốn đầu tư trong giai đoạn tới cần tuân thủ chặt chẽ đúng Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Xây dựng và các Nghị định, hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương về đầu tư công cũng như phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế phát triển của địa phương nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch đã được phê duyệt. Không bố trí vốn cho chương trình, dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư công theo quy định tại Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 19/2015/NQ-HĐND của

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

HĐND tỉnh Quảng Trị về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn NSNN giai đoạn 2016 – 2020.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch. Huy động sự tham gia rộng rãi của đội ngũ khoa học, chuyên gia kỹ thuật và mọi tầng lớp nhân dân vào việc lập quy hoạch.

Đồng thời, tăng cường kỷ cương thực thi theo quy hoạch đã được phê duyệt trên tất cả các bình diện: công khai quy hoạch, tuân thủ quy hoạch, chế tài theo quy hoạch. Xây dựng quy hoạch chiến lược là sự hợp nhất các quy hoạch: kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, cơ sở hạ tầng và quy hoạch đô thị để tìm tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu công bằng và tính bền vững. Quy hoạch chiến lược là sự hợp tác về mặt tổ chức giữa Nhà nước, cộng đồng và doanh nghiệp theo phương pháp quy hoạch có sự tham gia.

Điều đó là sức mạnh để huy động các nguồn lực và phối hợp hành động trên diện rộng, là công cụ quản lý của chính quyền, quản lý đầu tư công hiệu quả.

Sắp xếp và lựa chọn thứ tự ưu tiên đầu tư các dự án. Thực hiện cơ chế người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ quyết định đầu tư trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn. Áp dụng các chế tài buộc người có thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư phải cân nhắc thận trọng khi quyết định đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị liên quan đến chất lượng công trình. Tăng cường việc phân cấp trong công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát trong quản lý đầu tư công để kịp thời xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư. Cần cần tập trung đầu tư vào một số ít trọng điểm, có tính đột phá và lan tỏa nhằm nhanh chóng đưa vào sử dụng. Cần tập trung xây dựng dứt điểm và đồng bộ một số công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm như các tuyến đường bộ, hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế,

Quan tâm công tác thẩm định và thẩm định độc lập dự án đầu tư để việc thẩm định dự án trở nên thực chất và có chất lượng. Áp dụng các chuẩn mực quốc tế về thẩm định dự án đối với tất cả các dự án đầu tư công. Đồng thời, sử dụng thống nhất các chuẩn mực thẩm định dự án cho mọi dự án đầu tư công, bất kể nguồn vốn như thế nào. Áp dụng thẩm định độc lập đối với các dự án quan trọng để xác định tính khả thi, hiệu quả của dự án một các tốt nhất. Hạn chế tối đa sự lạc quan thái

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

quá và thiếu khách quan đối với các dự án đầu tư công - do xác định chi phí quá thấp và lợi ích quá cao. Luôn đề cao và kiểm tra tính chân thực, khách quan của hoạt động thẩm định dự án, đặc biệt là đối với những dự án lớn, hơn nữa lại do chính cơ quan thực hiện tự thẩm định.

Tăng cường vai trò giám sát- tư vấn phản biện của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Ngoài việc thực hiện tốt vai trò giám sát của HĐND, Mặt trận tổ quốc,.… cần có những quy định Pháp luật bắt buộc phải có giám sát, tư vấn - phản biện và giám định xã hội của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, của cộng đồng đối với các dự án lớn - quan trọng ở địa phương giao một số dịch vụ công sang cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp (cấp chứng chỉ, đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn....), một số lĩnh vực có thể giao cho tổ chức xã hội nghề nghiệp sáng kiến và soạn thảo luật thuộc ngành nghề chuyên môn phù hợp.

Tăng cường hiệu quả của việc triển khai dự án đầu tư công từ NSNN. Về các mặt tổ chức, việc bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, dự kiến tiến độ v.v. tất cả phải được chuẩn bị kỹ càng và thực tế. Quy trình đấu thầu công khai, công bằng, và hiệu quả cũng cần được xây dựng và công bố. Cũng cần lường trước những cơ chế để ngăn chặn nguy cơ tăng chi phí trong tương lai. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư công thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công. Chỉ khởi công công trình khi đã giải phóng mặt bằng theo tiến độ.

Nâng cao trình độ năng lực của chủ đầu tư đối với từng loại dự án. Các đơn vị tư vấn quản lý dự án, giám sát chất lượng, các nhà thầu chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư thông qua hợp đồng kinh tế nên phải quy định cụ thể, quy định ràng buộc, các chế tài cần thiết đối với các bên liên quan trong các hợp đồng kinh tế đó. Các chủ thể liên quan như người quyết định đầu tư, người cấp vốn, phải chịu trách nhiệm việc bố trí đủ vốn theo tiến độ kế hoạch và phải chịu trách nhiệm chế tài khi vi phạm. Bổ sung các qui định về bảo trì, bảo dưỡng, duy tu đối với các dự án. Đưa ra các qui định nhằm thực hiện đúng thời gian theo qui định.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Kiểm soát chặt chẽ và siết chặt kỷ luật đối với việc điều chỉnh dự án Để tránh khả năng những điều chỉnh này bị lợi dụng. Do vậy, để giảm chi phí điều chỉnh, cần thực hiện thật tốt các khâu ở phía trước, đặc biệt là các khâu lập dự toán, thẩm định, lựa chọn, ký kết hợp đồng mua sắm, lập kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai dự án. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ cũng cần được thực hiện để có được bức tranh cập nhật về tình hình triển khai dự án, đặc biệt là về chi phí và lợi ích. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế để đình chỉ thậm chí hủy bỏ các dự án được phát hiện là kém hiệu quả và lãng phí. Đồng thời phải thắt chặt khả năng điều chỉnh tiến độ, dự toán và phương án tài chính để buộc chủ đầu tư phải tính toán căn cơ ngay từ trước khi thực hiện dự án; Những dự án đề nghị điều chỉnh cần có luận chứng chi tiết; Quy rõ trách nhiệm đối với những tổ chức và cá nhân là nguyên nhân của việc phải điều chỉnh dự án.

Thường xuyên kiểm toán và đánh giá sau khi dự án kết thúc nhằm xem dự án có được triển khai theo đúng thiết kế, tiến độ và ngân sách dự toán, có chất lượng và kết quả đúng như kỳ vọng, và đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu hay không. Bên cạnh đóm, dự án cũng có thể được kiểm toán (một cách chọn lọc) để đánh giá mức độ tuân thủ của dự án đối với hệ thống luật định về đầu tư công. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu quả đầu tư và xử lý mạnh những người có liên quan chịu trách nhiệm đối với dự án kém hiệu quả. Giáo dục đào tạo, lựa chọn cán bộ liên quan, xử lý nghiêm khắc mọi cán bộ vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Đưa vào luật việc bắt buộc phải kiểm toán mọi khoản thanh toán sử dụng vốn nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)