CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ
2.2. Th ực trạng về đầu tư công từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Tình hình về vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
đặc biệt trong các năm 2009 - 2010 tỷ trọng vốn đầu tư công chiếm đến 54%. Đối với tỉnh nghèo như Quảng Trị thì đầu tư công là nguồn lực chủ yếu và đóng vai trò quyết định trong quá trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương.
Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế của tỉnh vẫn dựa quá nhiều vào đầu tư, trong khi hiệu quả đầu tư thấp là một sự lãng phí nguồn lực rất lớn nên sự tăng trưởng khó đảm bảo tính bền vững.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu cũng như kinh tế đất nước phải đối diện với vô vàn khó khăn, thách thức nên việc huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội nói chung và đầu tư từ khu vực Nhà nước (đầu tư công) nói riêng có sự suy giảm đáng kể. Cùng với đó, Chính phủ thực hiện quyết liệt chính sách thắt chặt tài khóa - tiền tệ và chủ trương cắt giảm đầu tư với việc thực hiện và thi hành triệt để Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương cùng nhiều Văn bản quy định khác về quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư mà nguồn lực đầu tư công từ NSNN ngày càng khó khăn hơn.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh giai đoạn 2015-2017 là 34.451 triệu đồng.
Tổng đầu tư toàn xã hội liên tục duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 48% tổng sản phẩm trên địa bàn (giá hiện hành). Tốc độ tăng vốn bình quân hàng năm giai đoạn 2015- 2017 là 13,8%/năm. Trong đó: (1) khu vực nhà nước (đầu tư công) chiếm tỷ trọng khá nhưng đã có xu hướng giảm khá nhanh (tỷ trọng vốn khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 chiếm 23%, năm 2016 chiếm 22% và năm 2017 chiếm 20%); (2) khu vực ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng nhanh (tỷ trọng vốn khu vực ngời nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2015 chiếm 75%, năm 2016 chiếm 77% và năm 2017 chiếm 79%); (3) khu vực FDI chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 0,8% đến 1%.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội phân theo khu vực kinh tế Khu vực
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số vốn (Triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Số vốn (Triệu
đồng)
Tỷ lệ (%)
Số vốn (Triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
Vốn khu vực nhà nước 2.390 23 2.486 23 2.671 19,8
Vốn khu vực ngoài nhà
nước 7.682 75 8.203 76 10.711 79,4
Vốn khu vực đầu tư trực
tiếp nước ngoài 104 1 97 1 108 0,8
TỔNG CỘNG 10.175 100 10.786 100 13.490 100
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Trị các năm 2015, 2016
Qua đó có thể thấy, tổng đầu tư xã hội đã dịch chuyển rõ nét và mạnh mẽ từ khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, tỷ trọng đóng góp khu vực FDI còn quá khiêm tốn và quá nhỏ bé so với mức bình quân chung của cả nước cũng như trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của địa phương.
Và thực tế đã chứng minh, vốn đầu tư toàn xã hội thời gian qua đã đóng góp rất lớn vào tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh. Là một trong những yếu tố đảm bảo tốc độ tăng trưởng của địa phương ổn định trong giai đoạn 2015-2017 mặc dù tình hình kinh tế xã hội phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức
Do Chính phủ thực hiện quyết liệt chủ trương thắt chặt tín dụng và cắt giảm đầu tư công nên trong nội bộ tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì đầu tư công cũng giảm mạnh từ 23,5% trong năm 2015 còn 22,4% trong năm 2016 và 19,86% trong năm 2017.
Tăng trưởng kinh tế của Quảng Trị trong suốt giai đoạn vừa qua gắn liền với việc gia tăng nguồn vốn đầu tư nên sự sụt giảm mạnh nguồn vốn đầu tư công đã tác động không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp mà tỉnh đã đề ra, nhất là các chỉ tiêu về huy động vốn đầu tư, tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Khi đầu tư công là nguồn lực chủ yếu và đóng vai trò quyết định trong quá trình hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cải thiện các điều kiện xã hội, phát triển đồng bộ các ngành, lĩnh vực và đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương bị cắt giảm mạnh quả thật là một thách thức quá lớn đối với địa phương.
Song việc sụt giảm tỷ lệ vốn đầu tư trong tổng GDP của tỉnh là một dấu hiệu tích
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
cực của quá trình tái cơ cấu đầu tư công bước đầu mang lại. Với việc tái cơ cấu đầu tư, đặc biệt là ban hành Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã khắc phục những bất cập trong quản lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo các phương thức cũ trước đây.
Cùng với đó, nhiều thể chế quan trọng khác được ban hành liên quan tới việc định hướng đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư, phê duyệt đầu tư và thực hiện, giám sát đầu tư đã giúp nguồn lực đầu tư công tuy sụt giảm nhưng được đầu tư đúng trọng tâm, trọng điểm.