CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN
1.2. Tình hình đầu tư công ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý đầu tư công trên thế
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý đầu tư công trên thế giới
Đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, là một trong những chi tiêu quan trọng nhất của Chính phủ, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, với mức độ phát triển và thể chế khác nhau, vai trò, lĩnh vực đầu tư công cũng như chính sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng biệt.
Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Trung Quốc có Luật riêng về Quy hoạch. Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo thẩm định về các quy hoạch phát triển, trình Quốc Vụ viện (Chính phủ) phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được duyệt. Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư (bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội). Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
(mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó. [17]
Tại Hàn Quốc, hệ thống ngân sách được thực hiện và quản lý tập trung; trong đó, Bộ Chiến lược và Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong việc lập kế hoạch ngân sách cũng như chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công. Thông thường, các quyết định liên quan tới ngân sách sẽ được đưa ra sau khi có thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và cơ quan Bộ có nhu cầu sử dụng vốn. Chính phủ ban hành Khung chỉ tiêu trung hạn cùng với chính sách ngân sách từ trên xuống. Việc phân bổ năm ngân sách bắt đầu bằng việc thảo luận về kế hoạch ngân sách đầu tư cho 5 năm.
Thẩm định ở trung ương do Trung tâm Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng công và tư nhân (PIMAC) thực hiện thẩm định tất cả các dự án ở trên một mức nhất định. Nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án >50 triệu USD. Hệ thống Quản lý tổng chi phí dự án là một công cụ giúp Bộ Ngân sách theo dõi chi phí của các dự án đầu tư công và kiểm tra các khoản tăng chi phí dự án trong toàn bộ vòng đời dự án từ khi lập kế hoạch đến khi hoàn tất thi công. [17]
Tại Vương quốc Anh, nhằm bảo đảm hiệu lực thực thi và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư công, Vương quốc Anh đã kết hợp hài hòa các quy trình lập kế hoạch ngân sách và lập kế hoạch cung ứng dịch vụ công trong dài hạn. Quy trình quyết định phân bổ đầu tư giữa các lĩnh vực chính phụ thuộc vào các nỗ lực vận động và quyết định của Đảng nắm quyền. Tuy nhiên, các quyết định này dựa nhiều vào các báo cáo rà soát chính sách và “Sách Trắng”. Mặc dù Bộ Tài chính không đặt ra các ưu tiên trong dài hạn cho các lĩnh vực, cơ quan này lại có vai trò quan trọng trong việc điều phối chính sách và tư vấn kỹ thuật cấp cao cho các lãnh đạo.Đối với các dự án cụ thể đã được đưa vào trong chiến lược ngành, các dự án ở Vương quốc Anh vẫn phải qua những vòng đánh giá về chi phí lợi ích, thậm chí cả những nghiên cứu về các trường hợp điển hình, trước khi có đánh giá về mức độ ưu tiên đối với dự án.Đối với chi tiêu ngân sách, Chính phủ Anh có quy trình chi ngân sách thận trọng nhằm đảm bảo khả năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư trong trung và dài hạn, bao gồm cả các dự án đầu tư hạ tầng. Trong khuôn khổ tài khoá chung, Chính phủ Anh sẽ đưa ra
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
khung chi tiêu trong nhiều năm để các Bộ chủ động lập kế hoạch.Bộ Tài chính tiến hành rà soát chi tiêu 2 năm một lần, trên cơ sở đó đề ra lộ trình chi ngân sách cho giai đoạn tiếp theo. Trong quá trình thực hiện công việc này, Bộ Tài chính yêu cầu các Bộ khác phải ban hành các chiến lược đầu tư của bộ mình, từ đó giúp Bộ Tài chính có thể đánh giá được chiến lược về các đề xuất đầu tư. Cơ chế này buộc các Bộ phải gắn các đề xuất đầu tư với các công trình hiện có và đánh giá xem xét các công trình mới sẽ được quản lý và bảo trì như thế nào. [19]
Tại Brazil, là nước coi đầu tư công là động lực cho tăng trưởng kinh tế, nên nước này đã có cách thức quản lý đầu tư công hữu hiệu. Theo đó, Brazil đã đẩy mạnh xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên để gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế nước này. Đồng thời áp dụng biện pháp thắt chặt tài chính, trong đó tập trung kiềm chế thâm hụt ngân sách nhà nước bằng cách kiềm chế các khoản đầu tư. Cùng với đó, Chính phủ Brazil đã tập trung vào danh mục đầu tư dự án cụ thể, sàng lọc và lựa chọn kỹ lưỡng chủ đầu tư dự án có đủ năng lực triển khai dự án, tránh gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước. [20]
Tại Chilê, tổ chức thẩm định sơ bộ các dự án để phù hợp với chiến lược chung.
Thực hiện nâng cao năng lực dài hạn trong công tác thẩm định dự án rộng khắp trong chính quyền. Ban hành khung chi tiết cho các dự án PPP và cơ chế để bắt đầu thực hiện thẩm định lý do tiếp tục thực hiện dự án trong trường hợp tăng chi phí dự án. Việc thẩm định được thực hiện tập trung bởi Bộ Kế hoạch thay vì Bộ cấp vốn. Các đơn vị độc lập được thành lập trong Bộ Kế hoạch. [17]
Tại Bỉ, đầu tư công hàng năm trung bình là 7 tỉ EUR, chiếm 2% GDP; 89% đầu tư công do chính quyền địa phương quản lý. Đa số các khoản đầu tư công tập trung vào việc mở rộng và sửa chữa để duy trì các công trình có sẵn. Đầu tư mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong đầu tư công. Chính phủ Liên bang chịu trách nhiệm đầu tư trong ngành đường sắt và hàng không (sân bay quốc gia). Chính quyền vùng chịu trách nhiệm đối với khung kinh tế lớn, tức bao gồm tất cả các dự án đầu tư công về hạ tầng giao thông, nghiên cứu và phát triển (R&D). Chính quyền cộng đồng chịu trách nhiệm về nhân lực thông qua giáo dục, kể cả trong trường hợp khoản chi này không được coi
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
là đầu tư công trong chuẩn kế toán quốc gia. Chính quyền tỉnh, thành phố và xã cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác đầu tư công. Chính quyền xã chịu trách nhiệm khoảng 40% tổng đầu tư công. Chính quyền xã chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ trong khu vực (thu gom rác thải, đường giao thông địa phương, trường tiểu học,…).
Bên cạnh đó, phân trách nhiệm rõ ràng cho các cấp chính quyền. Quyền tự chủ của chính quyền địa phương. Phân nguồn vốn rõ ràng (cấp vốn tài khóa, dần phân cấp quyền lực về thuế xuống các cấp dưới). Mỗi cấp chính quyền đều xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư công của riêng mình dựa trên trách nhiệm mình được phân. [17]