Kinh nghi ệm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ NGUỒN VỐN NSNN

1.2. Tình hình đầu tư công ở Việt Nam và kinh nghiệm quản lý đầu tư công trên thế

1.2.3. Kinh nghi ệm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ở một số địa phương trong nước

Phần lớn Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành đều cơ bản giống nhau về cơ cấu tổ chức và phân công chức năng quản lý các nguồn vốn theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Kế hoạch và Đầu tư thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể: có 07 phòng chuyên môn là: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; Phòng Đăng ký kinh doanh; Phòng Kinh tế ngành; Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; Phòng Kinh tế đối ngoại; Phòng Khoa giáo, Văn xã; Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân. Theo đó, có 04 phòng quản lý nguồn vốn là Phòng Tổng hợp, Quy hoạch (tổng hợp nguồn vốn đầu tư của toàn tỉnh, trực tiếp quản lý nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách phân cấp cho cấp huyện và lĩnh vực quốc phòng an ninh);

Phòng Kinh tế ngành (quản lý nguồn vốn ngân sách tỉnh thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn); Phòng Kinh tế đối ngoại (quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và nguồn việc trợ phi chính phủ nước ngoài); Phòng Khoa giáo, Văn xã (quản lý nguồn vốn ngân sách tỉnh thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ và thông tin - truyền thông).

Như vậy, các phòng đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành lĩnh

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

vực và chức năng quản lý nhà nước về nguồn vốn đối với các lĩnh vực phân công;

trong đó có sự tách biệt chức năng quản lý nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, do đặc điểm, tính chất và điều kiện phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương mà có một số tỉnh, thành phố có cơ cấu tổ chức và phân công chức năng quản lý các nguồn vốn khác nhau, cụ thể:

Tại thành phố Hà Nội, có 07 phòng chuyên môn là: Phòng Tổng hợp, Quy hoạch; Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư; Phòng Đăng ký kinh doanh;

Phòng Quản lý đầu tư vốn ngân sách Nhà nước; Phòng Quản lý đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước; Phòng Kinh tế đối ngoại; Phòng Quản lý đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).Theo đó, có 03 phòng quản lý nguồn vốn và chức năng quản lý theo từng loại nguồn vốn là ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước và PPP. Như vậy, chỉ có 01 phòng quản lý đầu tư công từ nguồn vốn NSNN và chỉ thực hiện duy nhất chức năng quản lý nhà nước về nguồn vốn, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác.Với mô hình này, có ưu thế là tập trung quản lý đầu tư theo nguồn vốn tại một đầu mối nên thuận tiện trong quá trình triển khai thực hiện (lập kế hoạch, phân bổ, báo cáo, …). Tuy nhiên, với cách quản lý đầu tư tách rời với chức năng quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác sẽ dễ dẫn đến tình trạng đầu tư không đúng với định hướng phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương. [1]

Tại thành phố Hồ Chí Minh, có 09 phòng chuyên môn là: Phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Thông tin; Phòng Kinh tế; Phòng phát triển hạ tầng; Phòng Lao động, văn xã; Phòng quản lý dự án ODA; Phòng Đăng ký kinh doanh; Phòng hợp tác công tư (PPP); Phòng Đăng ký Đầu tư. Theo đó, có 05 phòng quàn lý nguồn vốn là:

Phòng Kế hoạch Tổng hợp (quản lý nguồn vốn ngân sách thành phố, ngân sách phân cấp cho các quận, huyện trên địa bàn và lĩnh vực quốc phòng an ninh); Phòng Kinh tế (quản lý nguồn vốn ngân sách thành phố thuộc các lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp và phát triển nông thôn); Phòng phát triển hạ tầng (quản lý nguồn vốn ngân sách thành phố thuộc các lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị như cầu, đường, cấp thoát nước, môi trường, nhà ở …. và các chương trình, dự án đầu tư hạ

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

tầng trọng điểm trên địa bàn); Phòng Lao động, văn xã (quản lý nguồn vốn ngân sách thành phố thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, lao động - thương binh - xã hội, văn hóa - thể thao - du lịch, khoa học - công nghệ và thông tin - truyền thông); Phòng Thông tin (quản lý nguồn vốn ngân sách thành phố thuộc lĩnh vực công nghệ - thông tin). Như vậy, các phòng đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành lĩnh vực và chức năng quản lý nhà nước về nguồn vốn đối với các lĩnh vực phân công;

chỉ phân quản lý theo lĩnh vực chứ không phân quản lý theo các loại nguồn vốn (trong nước, nước ngoài, ngân sách, ngoài ngân sách hay PPP) tức là nguồn vốn đó thuộc lĩnh vực nào thì phòng được phân công phụ trách chủ trì cân đối, quản lý. Với cơ cấu tổ chức này quá trình đầu tư công sẽ phù hợp và sát đúng với định hướng phát triển ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, nó cũng chỉ thích hợp với những địa phương có nguồn vốn lớn, nhiều dự án đầu tư thuộc nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội khác nhau. Đối với những địa phương nhỏ thì cơ cấu tổ chức quản lý này quá cồng kềnh và lãng phí lớn về nhân lực, vật lực của nhà nước. [2]

1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị

Trong quá trình phát triển, các nước đều không ngừng nghiên cứu hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính sách về sử dụng vốn nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn phát triển.

Kinh nghiệm rút ra cho thấy, đối với một tỉnh nghèo, đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ như Quảng Trị nói riêng, cần phải có một hệ thống văn bản pháp lý đủ mạnh, một quy trình quản lý đầu tư công chặt chẽ, hiệu quả để quản lý quá trình đầu tư công một cách toàn diện và hiệu quả. Bởi lẽ, đầu tư công đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của địa phương, đầu tư công là động lực chủ chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh, đầu tư công tạo dựng nên cơ sở hạ tầng xã hội, hỗ trợ hoạt động của tất cả các thành phần kinh tế. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của chính quyền địa phương, với mục đích tạo ra lợi ích trong tương lai, đầu tư công thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng đầu tư, chi tiêu của xã hội.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Để quản lý đầu tư công đạt hiệu quả, cần có các yếu tố sau đây:

Một là, có quy hoạch và chiến lược đầu tư hoàn chỉnh. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Các ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư.

Hai là, tổ chức thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước: chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu.

Ba là, nếu dự án có sự thay đổi cơ bản về chi phí, tiến độ… thì phải áp dụng cơ chế cụ thể để xúc tiến rà soát, đánh giá lại dự án.

Bốn là, chú trọng giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Việc kiểm tra, đánh giá hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm, các dự án đầu tư đều phải được kiểm toán nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án.

TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH

T Ế HU Ế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư công từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại sở kế hoạch và đầu tư tỉnh quảng trị (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)