CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TỪ
2.4. Đánh giá kết quả từ các đối tượng được điều tra
2.4.2. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị
Số liệu Bảng 2.11 cho thấy các tiêu chí khác nhau đều được đánh giá ở các mức độ khác nhau. Đối với 5 tiêu chí của “Công tác quản lý quy hoạch”, ta thấy có 3 tiêu chí gồm “Chất lượng quy hoạch được quan tâm”, “Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản” và “Bố trí danh mục các dự án quy hoạch hợp lý” có tỷ lệ ý kiến “tốt”, “rất tốt” khá cao (tương ứng lần lượt là 47,1% và 18,8%, 45,9% và 17,6%, 36,5% và 14,1%), tỷ lệ ý kiến “kém” khá thấp (tương ứng lần lượt là 4,7%, 5,9% và 7,1%) và không có tỷ lệ ý kiến “rất kém”. Điều này cho thấy thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị 3 tiêu chí này được giải quyết tốt hơn.
Đối với tiêu chí “Có tầm nhìn quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng” thì tỷ lệ đánh giá “tốt” và “rất tốt” cũng khá cáo (tương ứng 41,2% và 12,9%), nhưng cũng có tỷ lệ ý kiến “kém” và “rất kém” (tương ứng 7,1% và 1,2%). Điều này cho thấy đã có nhiều dự án đầu tư có tầm nhìn quy hoạch tốt nhằm tạo đột phá trong một số công trình, dự án có trọng điểm có quy mô lớn đang thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng có dự án trong quá trình thực hiện còn bộc lộ những tồn tại như việc triển khai quy hoạch chậm, chất lượng thấp, tiến độ bị kéo dài, giá thành cao hơn nhiều so với dự toán.
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Đối với công tác thẩm định đầu tư công: có 3 tiêu chí “Năng lực cán bộ thực hiện thẩm định”, “Thời gian thực hiện thẩm định” và “Hồ sơ trình phê duyệt theo quy định”
lần lượt có 36,5% , 40% và 35,3% ý kiến đánh giá mức “rất tốt” và không có ý kiến đánh giá “kém” và “rất kém”. Điều này cho thấy thời gian qua tỉnh Quảng Trị đã làm tốt công tác này. Tuy nhiên, tiêu chí “Chất lượng công tác thẩm định” lại có 1,2% ý kiến đánh giá “kém”. Điều này là khá phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta nói chung và Quảng Trị nói riêng, đó là chất lượng công tác thẩm định dự án, việc đánh giá dự án được giao cho chủ đầu tư và điều này hiển nhiên tạo ra nguy cơ về xung đột lợi ích. Hệ quả là việc đánh giá đầu tư mặc dù có thể được quy định hết sức chi tiết về mặt pháp lý nhưng lại được thực hiện hết sức hình thức trên thực tế trong quá trình tổ chức thẩm định.
Đối với công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư: các tiêu chí trong công tác này đều đều có ý kiến đánh giá “rất tốt” nhưng cũng đều có tỷ lệ đánh giá “kém”. Cụ thể, tiêu chí “Công tác bố trí vốn kịp thời” có mức đánh giá “kém” lớn nhất với 8,2%. Điều này phản ánh thực tế là do việc lựa chọn dự án không đi đôi với cân đối ngân sách làm cho nhiều dự án đầu tư không thể triển khai được hoặc nếu có thể triển khai được thì cũng bị chậm trễ. Cho nên tỉnh Quảng Trị phải bố trí vốn đầu tư đầu tư theo kiểu “liệu cơm gắp mắm”. Cụ thể là giành ưu tiên cao nhất dành vốn cho các dự án mặc dù đã bàn giao và đã hoàn thành nhưng chưa được bố trí và/hoặc thanh toán đủ vốn. Tiếp sau đó là bố trí vốn cho các dự án phải hoàn thành sớm hoặc sắp hoàn thành, vốn đối ứng (theo tiến độ thực hiện dự án) cho các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, rồi đến các dự án đang triển khai. Như vậy sẽ giải quyết được bố trí vốn kịp thời cho các dự án và triển khai đúng tiến độ.
Đối với công tác quản lý, thẩm định đấu thầu cũng tương tự, nhiều ý kiến đánh giá “rất tốt” đối với các tiêu chí “Thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu thầu”,
“Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phân chia các gói thầu hợp lý” và “Năng lực thực hiện của cán bộ thẩm định” nhưng cũng có ý kiến “Chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân trong quyết định kế hoạch lựa chọn nhà thầu” đánh giá “kém” chiếm tỷ lệ khá cao với 15,3%. Thực tế cho thấy thời gian qua địa phương đã có nhiều biện pháp
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
cải tiến trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu theo luật định và rất công khai, minh bạch nhằm thực hiện công khai, minh bạch hóa công tác này, trách tiêu cực xảy ra. Tuy nhiên cũng còn một số quan điểm khác nhau nhận định khá tiêu cực vấn đề này, đặc biệt lựa chọn nhà thầu mang tính mối quan hệ cá nhân trong tổ chức thực hiện nên chất lượng nhà thầu có thể kém năng lực dẫn tới kéo theo nhiều hệ lụy xảy ra. Đây cũng là khó khăn hiện nay trong công tác này đối với địa phương.
Đối với các tiêu chí về công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thanh kiểm tra được các đối tượng điều tra cho rằng thời gian qua công tác này yếu kém nhiều hơn. Cụ thể, tiêu chí “Chủ động trong việc lập kế hoạch thực hiện” và “Kinh phí bố trí thực hiện”
có đánh giá ý kiến “kém” và “rất kém” khá cao (tương ứng với 4,7% và 2,4%, 9,4% và 1,2%). Qua đó, cho thấy đánh giá yếu kém trong khâu công tác giám sát, đánh giá đầu tư và thanh kiểm tra của tỉnh Quảng Trị.
Bảng 2.11. Đánh giá của các đối tượng điều tra đối với công tác quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị
Chỉ tiêu Tỷ lệ % ý kiến đánh giá
1 2 3 4 5
I. Đánh giá công tác quản lý quy hoạch
1. Công tác quy hoạch được thực hiện bài bản 0,0 5,9 30,6 45,9 17,6 2. Chất lượng quy hoạch được quan tâm 0,0 4,7 29,4 47,1 18,8 3. Có tầm nhìn quy hoạch các dự án đầu tư xây dựng 1,2 7,1 37,6 41,2 12,9 4. Bố trí danh mục các dự án quy hoạch hợp lý 0,0 7,1 42,4 36,5 14,1 II. Đánh giá công tác thẩm định đầu tư công
1. Chất lượng công tác thẩm định 0,0 1,2 18,8 51,8 28,2 2. Năng lực cán bộ thực hiện thẩm định 0,0 0,0 17,6 45,9 36,5 3. Thời gian thực hiện thẩm định 0,0 0,0 20,0 40,0 40,0 4. Hồ sơ trình phê duyệt theo quy định 0,0 0,0 14,1 50,6 35,3
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Chỉ tiêu Tỷ lệ % ý kiến đánh giá
1 2 3 4 5
III. Đánh giá về công tác lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công
1. Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn phù hợp 0,0 2,4 24,7 51,8 21,2 2. Các dự án được phân bổ vốn đúng quy định 0,0 3,5 32,9 42,4 21,2 3. Phân bổ vốn phù hợp khả năng hiện có 0,0 7,1 24,7 49,4 18,8 4. Năng lực cán bộ làm công tác lập kế hoạch 0,0 1,2 24,7 51,8 22,4 5. Công tác bố trí vốn kịp thời 0,0 8,2 29,4 48,2 14,1 IV. Đánh giá công tác quản lý, thẩm định đấu thầu
1. Thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp lý về đấu thầu 0,0 0,0 20,0 47,1 32,9 2. Thời gian thủ tục nhanh chóng 0,0 1,2 23,5 45,9 29,4 3. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phân chia các
gói thầu hợp lý 0,0 0,0 12,9 56,5 30,6
4. Năng lực thực hiện của cán bộ thẩm định 0,0 0,0 18,8 55,3 25,9 5. Chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân trong quyết định
kế hoạch lựa chọn nhà thầu 0,0 15,3 27,1 37,6 20,0
V. Đánh giá công tác giám sát, đánh giá đầu tư, thanh kiểm tra
1. Chủ động trong việc lập kế hoạch thực hiện 2,4 4,7 34,1 45,9 12,9 2. Xử lý các phát sinh, vướng mắc kịp thời 0,0 5,9 36,5 42,4 15,3
3. Năng lực bộ máy thực hiện 0,0 2,4 25,9 51,8 20,0
4. Kinh phí bố trí thực hiện 1,2 9,4 45,9 34,1 9,4
VI. Đánh giá chung công tác quản lý ĐTC từ nguồn
vốn NSNN tại Sở KHĐT Quảng Trị 1,2 2,4 22,4 45,9 28,2 Mức đánh giá: 1- rất kém; 2-kém; 3-bình thường; 4-tốt; 5-rất tốt
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017
TR ƯỜ NG ĐẠ I H Ọ C KINH
T Ế HU Ế
Tóm lại, qua 22 tiêu chí cụ thể, ý kiến của các đối tượng điều tra cho thấy nhiều công tác trong quản lý đầu tư công tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị là tốt, nhưng cũng có một số ý kiến chưa đồng tình. Vì thế trong thời gian đến địa phương cần có những biện pháp, đề xuất kiến nghị để thực hiện tốt hơn công tác đầu tư và quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn.