Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.6. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Hướng nghiệp ở trường phổ thông là bước khởi đầu quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, quản lý hoạt động GDHN ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay là quản lý các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình GDHN nhằm đạt mục tiêu GDHN. Các thành tố và mối quan hệ này được biểu hiện bằng sơ đồ 1.2. sau đây:
Sơ đồ 1.2. Các thành tố của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp Mục tiêu chung của GDHN là chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lý, tri thức, kỹ năng để họ có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất và cuộc sống; góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động cho xã hội.
Chủ thể quản lý là một cá nhân hay nhóm người được giao quyền hạn quản
lý và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả các nguồn lực cho công tác GDHN tại địa bàn, đơn vị đang quản lý.Trong quản lý các hoạt động GDHN ở trường THPT, chủ thể quản lý thường là Ban giám hiệu nhà trường. Trên cơ sở quyền hạn, trách nhiệm và năng lực của mình, chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý để đạt được mục tiêu GDHN.
Đối tượng quản lý là tất cả những người thực hiện và nhận nhiệm vụ hướng nghiệp, bao gồm: các giáo viên và cán bộ phụ trách GDHN; tập thể học sinh trường THPT; các tổ chức, đoàn thể xã hội (như hội cha mẹ học sinh,
Phương pháp quản lý
Công cụ quản lý Chủ thể
quản lý
Đối tượng
quản lý Mục tiêu
HĐGDHN
hội liên hiệp phụ nữ các cấp, các doanh nghiệp…). Đối tượng quản lý còn bao gồm các hình thức tổ chức GDHN, ngân sách, cơ sở vật chất, thiết bị GDHN và hệ thống thông tin cho công tác GDHN.
Công cụ quản lý là những phương tiện mà cán bộ quản lý GDHN sử dụng trong quá trình quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ và phối hợp hoạt động của các tác nhân hướng nghiệp và học sinh trong việc thực hiện mục tiêu GDHN. Công cụ chủ yếu để quản lý các hoạt động GDHN là các quy định của Nhà nước và Bộ GD&ĐT đối với công tác GDHN, là các cơ chế và chính sách cho GDHN.
Phương pháp quản lý là cách thức tác động bằng những phương tiện khác nhau của cán bộ quản lý GDHN đến hệ thống bị quản lý nhằm đạt được mục tiêu
quản lý. Phương pháp quản lý bao gồm việc lựa chọn công cụ, phương tiện quản lý (như quyền lực, quyết định, cơ chế chính sách, tài chính, kỹ thuật - công nghệ…) và lựa chọn cách thức tác động (tác động bằng quyền lực; tác động bằng kinh tế; tác động bằng tư tưởng chính trị…) của cán bộ quản lý GDHN tới đối tượng quản lý.
GDHN được thực hiện bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau với nhiều đối tượng tham gia GDHN trong và ngoài nhà trường. Vì vậy, quản lý hoạt động GDHN là nhiệm vụ của các nhà quản lý giáo dục trong trường phổ thông. Người quản lý phải xác định chính xác mục tiêu, nội dung, hình thức GDHN. Người quản lý phải xây dựng kế hoạch, tổ chức bộ máy, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN trong nhà trường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để chất lượng GDHN trong nhà trừng ngày càng tốt hơn.
Như vậy, quản lý hoạt động GDHN là một bộ phận của quản lý GD, là hệ thống những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí của hoạt động GDHN nhằm
thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu GDHN cho học sinh phổ thông [11].