Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 1. Mục đích khảo nghiệm
- Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp quản lý hoạt động GDHN ở trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
Xin ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp GDHN sau đây:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về GDHN cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng khác
- Biện pháp 2: Nâng cao năng lực giáo dục hướng nghiệp cho cán bộ, giáo viên trong ban hướng nghiệp
- Biện pháp 3: Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu và nguồn thông tin cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
- Ban giám hiệu trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 3 người
- Giáo viên trong Ban hướng nghiệp trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam: 7 người
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn: 35 người 3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm
Để đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trên đây, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn và điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.
Chúng tôi tiến hành đưa danh mục các biện pháp vào phiếu hỏi (kèm theo nội dung các biện pháp) để khảo nghiệm ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên ở trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Bảng 3.1. Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT A Bình Lục, huyện
Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Các biện pháp
Tính cần thiết
(3-Cần thiết; 1-Không cần thiết)
Tính khả thi
(3- Khả thi; 1- Không khả thi)
3 2 1 Điểm
TB 3 2 1 Điểm
TB
BP1 45 0 0 3,0 45 0 0 3,0
BP2 45 0 0 3,0 43 2 0 2,96
BP3 43 2 0 2,96 42 3 0 2,93
BP4 43 2 0 2,96 43 2 0 2,96
BP5 41 4 0 2,91 43 2 0 2,96
(Nguồn: Xử lý câu hỏi - Phụ lục 4)
Qua ý kiến của 45 cán bộ, giáo viên chúng tôi thấy đa số người được hỏi đã cho rằng các biện pháp nêu trên là cần thiết và đều có thể thực hiện được.
Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi có thể rút ra kết luận như sau:
Xét tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp cho thấy cả 5 biện pháp đều nhận được sự đồng thuận nhất trí cao. Những ý kiến đồng thuân chiếm đa số, điều đó chứng tỏ 5 biện pháp được xây dựng và đưa ra đều đảm bảo tính khoa học, đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế hoạt động GDHN cho học sinh nhà trường. Như vậy, nếu thực hiện đồng bộ và có chất lượng các biện pháp nêu trên thì chất lượng hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam sẽ được nâng cao.
Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDHN đã đề ra
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý GDHN trong trường THPT và thực trạng quản lý GDHN ở trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam hiện nay, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp quản lý GDHN. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các biện pháp khác.
Các biện pháp do chúng tôi đề xuất có sự kế thừa những cách làm có hiệu quả đã được thực hiện ở các trường, đồng thời tập trung vào giải quyết những vấn đề còn chưa thực hiện tốt trong quá trình quản lý GDHN ở trường THPT A Bình Lục hiện nay. Những biện pháp này đã đảm bảo tính khoa học, tính khả thi, tính đồng bộ và tính bền vững.
Qua ý kiến chuyên gia, các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết và khả thi và bước đầu đã được kiểm chứng trong thực tiễn quản lý các hoạt động GDHN ở trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.
Các biện pháp quản lý GDHN do chúng tôi đề xuất không chỉ áp dụng được đối với trường THPT A Bình Lục, mà còn có thể áp dụng cho các trường THPT khác có những điều kiện tương tự.