Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
2.4.5. Thực trạng về quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Lực lượng tham gia GDHN trong nhà trường THPT thường bao gồm:
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy nghề phổ thông và Đoàn thanh niên. Tuy nhiên, những lực lượng này vẫn chưa có sự gắn kết. Hiệu trưởng phân công ai làm gì thì người đó làm mà gần như chưa có sự trao đổi thống nhất để cùng thực hiện. Việc giảng dạy GDHN theo chủ đề là của giáo viên dạy chưa đủ giờ theo tiêu chuẩn được hiệu trưởng phân công, còn giáo viên chủ nhiệm chỉ thực hiện công việc quản lý, nhắc nhở học sinh lớp mình đến học theo thời khóa biểu và mặc nhiên việc triển khai nội dung như thế nào, trang thiết bị phục vụ học tập ra sao, giáo viên cũng không cần biết. Giáo viên dạy nghề thì
được phân công theo bộ môn gần như với nghề như: Nghề tin học văn phòng giao cho giáo viên Tin học; Nghề làm vườn giao cho giáo viên dạy Sinh học;
Nghề điện dân dụng giao cho giáo viên Công nghệ hoặc giáo viên Vật lý.
Đoàn thanh niên thì tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp với các trường ĐH, CĐ. Trường nào muốn liên hệ quảng cáo thì được sắp xếp 1 tiết giao lưu với học sinh khối 12. Vấn đề ở đây là nếu chúng ta có sự liên hệ giữa các lực lượng thì chắc chắn buổi tổ chức GDHN sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều. Chẳng hạn, khi dạy chủ đề giới thiệu về nghề nghiệp Y tế, giáo dục mà có sự kết hợp của người làm công tác trong ngành y tế thì bài học sẽ phong phú và sâu sắc hơn, giúp học sinh hiểu rõ hơn về những khó khăn, điều kiện yêu cầu của nghề.
Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân, phải biết kết hợp giữ giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục toàn xã hội để tạo nên môi trường giáo dục đồng thuận ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Trong chỉ thị 33/2003/CT-BGD&DDT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có nhấn mạnh “Các cấp quản lý giáo dục cần quán triệt chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước trong chỉ đạo thực hiện giáo dục hướng nghiệp” nên vấn đề xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp là rất quan trọng.
Để khảo sát việc quản lý các nguồn lực tham gia và xã hội hóa GDHN tại trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến của 45 cán bộ, giáo viên nhà trường. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.16. Ý kiến của giáo viên về việc nhà trường quản lý các nguồn lực tham gia vào xã hội hóa giáo dục hướng nghiệp
TT
Nội dung
Mức độ thực hiện (4- Rất tốt; 1- Rất không tốt)
4 3 2 1 Điểm
TB 1
Liên hệ với các tổ chức, đoàn thể, xã hội để đẩy mạnh GDHN trong nhà trường
18 12 9 6 2,93
2
Liên hệ với các trường dạy nghề ở địa phương để giới thiệu học sinh đến học nghề
16 14 8 7 2,87
3
Kết hợp với ban văn hóa – thông tin trong việc phát thanh các chuyên đề về
nghề nghiệp và GDHN 13 17 6 9 2,76
4
Kết hợp với các trường ĐH, CĐ để tư vấn cho học sinh chọn các ngành nghề
khi làm hồ sơ thi vào ĐH, CĐ 15 13 12 5 2,84 5
Kết hợp với những người không có điều kiện học ĐH nhưng vẫn thành đạt đến
sinh hoạt về cách lập nghiệp 11 18 8 8 2,71
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 6- Phụ lục 2)
Tuy nhiên, theo thống kê cho thấy, trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam tuy đã có sự liên hệ với các tổ chức đoàn thể xã hội để đẩy mạnh GDHN trong nhà trường, nhưng việc liên hệ với các trường dạy nghề ở địa phương để giới thiệu cho học sinh mới chỉ đánh giá ở mức độ trung bình. Trong khi đó học sinh chưa biết hết những thông tin về các trường dạy nghề trong địa phương mình. Muốn làm tốt công tác GDHN trong nhà trường phổ thông rất cần đến sự ủng hộ của các lực lượng xã hội, nhất là địa phương nơi trường THPT A Bình Lục đóng trên địa bàn. Để làm cho người
dân ý thức được mục tiêu của GDHN chính là tiền đề cho việc tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nên phải có sự thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Điều này cần đến sự hỗ trợ của cán bộ đài truyền thanh các xã, huyện Bình Lục. nhưng ở đây việc kết hợp giữa trường THPT A Bình Lục với bộ phận văn hóa – thông tin của huyện Bình Lục trong việc phát thanh các chuyên đề về nghề nghiệp và GDHN còn hạn chế, chỉ được đánh giá ở mức độ trung bình (Điểm TB = 2,76).