Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDHN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 81)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT A Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

2.4.2. Thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDHN

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại trường, chúng tôi thấy sau khi lập kế hoạch chung năm học, hiệu trưởng thường giao cho giáo viên lịch giảng dạy GDHN, bố trí phòng học và kiểm tra thấy có giáo viên lên lớp là được, chưa quan tâm xem giáo viên lên lớp bằng phương pháp nào, tổ chức ra sao. Tháng 3 hàng năm trước khi làm hồ sơ thi ĐH, CĐ, nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức ngày hội tư vấn hướng nghiệp hoặc có trường đại học nào đến “xin tư vấn hướng nghiệp” thì tổ chức cho lớp 12 vài buổi mà chủ yếu là giới thiệu về các khoa, ngành của trường đó. Trong số các trường ĐH đến thì phần lớn là trường dân lập nên số khoa, ngành ít, họ không quan tâm đến hướng nghiệp mà thực chất là quảng cáo để tuyển sinh. Như vậy, hoạt động tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng chưa được chú ý đúng mức, chưa có sự liên kết giữa các quá trình hướng nghiệp. Việc tổ chức học nghề lỏng lẻo, chủ yếu là lấy điểm cộng tốt nghiệp.

Về phân công giáo viên thực hiện giảng dạy GDHN, hiện tại hoạt động GDHN chủ yếu được thực hiện qua các tiết dạy của bộ môn GDHN được thực hiện theo từng khối lớp với giáo viên giảng dạy là các giáo viên nằm trong ban hướng nghiệp của trường (gồm mộ số giáo viên có ít giờ dạy). Giáo viên được phân công dạy lớp nào, ở chuyên đề nào sẽ dựa vào sách giáo viên hoạt động GDHN lớp 10, 11, 12 và kế hoạch về thời gian được phân công để lên kế hoạch chi tiết cho giờ dạy.

Thời gian đầu mới triển khai hoạt động GDHN trở thành môn học chính thức ở trường phổ thông, nhà trường phân công giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giảng dạy nhưng sau một thời gian thực hiện, hoạt động này diễn ra không hiệu quả và giáo viên phàn nàn do quá nhiều nhiệm vụ ở công tác chủ

nhiệm nen khó thực hiện tốt được. Vì vậy, hoạt động này hiện nay chủ yếu do những giáo viên trong ban giáo dục hướng nghiệp tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ điểm danh và nhắc nhở học sinh lớp mình trong các buổi sinh hoạt hướng nghiệp. Nội dung GDHN cũng được yêu cầu thực hiện tích hợp với việc giảng dạy các môn văn hóa đối với các giáo viên bộ môn và thông qua dạy môn Công nghệ được thể hiện trong kế hoạch công tác chi tiết của giáo viên, được tổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu duyệt. Việc thực hiện các hoạt động GDHN thường được thực hiện chung cho cả khối, các giáo viên trong ban hướng nghiệp thực hiện, họ tự phân công và phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ.

Để khảo sát đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ GDHN của trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam, chúng tôi tiến hành xin ý kiến của 45 giáo viên và 300 học sinh. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Ý kiến của GV, HS về việc thực hiện nhiệm vụ GDHN ở trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam

TT Nội dung

Mức độ thực hiện (4- Rất tốt; 1- Rất không tốt)

Giáo viên Học sinh

4 3 2 1 ĐT

B 4 3 2 1 ĐT

B 1

Nhà trường cung cấp thông tin về thế

giới nghề nghiệp 23 12 9 1 3,27 89 151 56 4 3,08 2

Nhà trường cung cấp thông tin về các trường ĐH,CĐ, TCCN

22 9 12 2 3,13 95 156 46 3 3,14

3

Nhà trường cung cấp thông tin về các

trường dạy nghề 18 10 12 5 2,91 69 148 77 6 2,93 4 Nhà trường giúp 11 16 9 9 2,64 75 116 99 10 2,85

học sinh tìm hiểu bản thân

5

Nhà trường cung cấp thông tin về định hướng phát triển KT-XH

10 11 16 8 2,51 85 107 95 13 2,88

6

Nhà trường cung cấp thông tin về thị

trường lao động 10 17 10 8 2,64 69 95 117 19 2,71 7 Nhà trường tư vấn

nghề cho HS 13 18 7 7 2,84 78 115 98 9 2,87

8

Nhà trường cung cấp thông tin về những trường hợp không học ĐH vẫn thành đạt

18 13 8 6 2,96 86 104 89 21 2,85

(Nguồn: Xử lý câu hỏi 8- Phụ lục 1 và câu hỏi 4- Phụ lục 2) Qua bảng khảo sát trên ta thấy, việc thực hiện các nhiệm vụ GDHN ở trường THPT A Bình Lục được đánh giá ở mức trung bình khá. Một số nhiệm vụ được đánh giá ở mức độ khá gồm: cung cấp thông tin về các trường ĐH,CĐ,TCCN; cung cấp thông tin về thế giới nghề nghiệp và cung cấp thông tin về các trường dạy nghề. Những thông tin này học sinh đều có thể tìm hiểu chi tiết trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp” hàng năm của Bộ GD&ĐT. Tư vấn nghề; Giúp học sinh tìm hiểu bản thân; Cung cấp thông tin về thị trường lao động và định hướng phát triển KT-XH của địa phương và đất nước được đánh giá ở mức trung bình khá. Điều này cho thấy, mục tiêu của GDHN chưa được thực hiện đầy đủ. GDHN nhằm giúp học sinh tìm hiểu năng lực của bản thân từ đó giúp học sinh định hướng ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. GDHN cũng cần phải giúp học sinh tự đánh giá bản thân về năng lực, sở thích, kỹ năng, việc làm yêu thích. Nhận thức về bản thân rất cần thiết để đưa ra quyết

định lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Đa phần giáo viên đều nghĩ GDHN là giúp học sinh lựa chọn trường ĐH, CĐ để dự thi chứ chưa quan tâm nhiều đến việc giúp học sinh khám phá năng lực và sở thích của bản thân để theo đuổi ngành nghề mà không cần dự thi đại học, cao đẳng. Giáo viên thường khuyến khích học sinh học văn hóa thật tốt để đủ điều kiện trúng tuyển vào các trường mà các em yêu thích. Ngoài ra, việc định hướng nghề nghiệp cần phải phù hợp với năng lực cá nhân, nhu cầu của xã hội và định hướng phát triển kinh tế nên cần sự hiểu biết sâu rộng của từng giáo viên để đưa ra lời khuyên. Vì vậy, việc tư vấn nghề chưa thực sự được thực hiện hiệu quả do nhà trường chưa có đội ngũ giáo viên được đào tạo hoặc tập huấn chuyên sâu về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w