Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hướng nghiệp ở trường

1.6.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về GDHN trong trường phổ thông

- Quan điểm giáo dục thiên về dạy văn hóa, tách rời đào tạo văn hóa với giáo dục nghề nghiệp nay đã không còn phù hợp nữa. Chúng ta cứ cứ cho rằng chỉ cần học các môn văn hóa thật giỏi, thật tốt là được mà không cần

quan tâm đến việc giáo dục, tư vấn hướng nghiệp. Điều này dẫn đến những sai lầm đáng tiếc trong việc lựa chọn nghề nghiệp của các em học sinh. Quan điểm này cần được thay đổi một cách tích cực hơn. Do đó, việc thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục là rất quan trọng. Cán bộ quản lý có thay đổi nhận thức đúng đắn về GDHN, coi GDHN là nhiệm vụ quan trọng song song với giáo dục văn hóa thì mới có sự chỉ đạo tích cực, lien tục và đầu tư thỏa đáng cho GDHN. Để làm tốt công tác GDHN, cán bộ quản lý giáo dục cần phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, Đoàn thanh niên các cấp để tăng cường sự chặt chẽ trong việc GDHN cho các em học sinh. Cán bộ quản lý cần có kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nghiêm túc, lien tục để được kết quả GDHN tốt nhất.

- Bên cạnh đó giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh cũng cần có những thay đổi tích cực trong nhận thức về GDHN. Bản thân giáo viên là những người thường xuyên tiếp xúc với các em học sinh cần phải phân tích, định hướng cho các em để các em hiểu được việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai là vô cùng quan trọng. Gia đình các em cần phải thay đổi nhận thức, không nên cho rằng nhất thiết cứ phải vào Đại học, cao đẳng thì mới có tương lai mà cần phải xác định được năng lực của con em mình và ngành nghề nào là phù hợp. Gia đình cần có nhận thức đúng đắn để định hướng cho các em tránh khỏi những sai sót trong việc lựa chọn ngành nghề. Các em học sinh cũng cần nghiêm túc nhìn nhận bản thân để đưa ra những quyết định hợp lý nhất. Các em phải xác định được đúng năng lực của bản thân, sở thích và niềm đam mê. Thay vì nghĩ rằng việc tham gia các khóa học hướng nghiệp chỉ để cộng điểm tốt nghiệp, hay là bạn bè chọn ngành nghề gì thì mình chọn ngành nghề đó, xã hội đang “hot” ngành nghề nào thì mình thi, mình học cho oai…

1.6.2. Đội ngũ giáo viên

Hiện nay chưa có một đội ngũ giáo viên hướng nghiệp chuyên nghiệp, trình độ cao, chỉ có giáo viên dạy các bộ môn văn hóa kèm theo dạy nghề cuối

khóa cho học sinh. Việc dạy nghề cho học sinh cũng chỉ thiên về kiến thức nghề hơn là phương pháp chọn nghề sao cho phù hợp với từng học sinh.

Trong buổi sinh hoạt hướng nghiệp, giáo viên cũng chỉ nói chung chung đến việc lựa chọn nghề nghiệp chứ chưa đi sâu vào để tự bản thân mỗi em có thể nghiên cứu, đưa ra các quyết định cho riêng mình.

1.6.3. Cơ sở vật chất, tài chính cho giáo dục hướng nghiệp

- Cơ sở vật chất giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động GDHN. Khác với các môn văn hóa, GDHN phải có thực hành mà phần thực hành đòi hỏi cơ sở vật chất phải đầy đủ. Vì chỉ khi có trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chương trình GDHN mới có thể thực hiện được đầy đủ và hiệu quả.

- Nguồn tài chính là một công cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động GDHN. KHi nhà trường có được cơ sở vật chất đầy đủ, nguồn tài chính rồi rào thì khi đó, việc quản lý hoạt động GDHN cũng trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả hơn.

1.6.4. Cơ chế chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội

Bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; các hiệp ước quốc tế, các chính sách của quốc gia, địa phương và các cấp quản lý; các văn bản chuyên môn kĩ thuật được áp dụng đối với từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của nhà trường. Chúng là hành lang cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá các hoạt động GDHN. Đồng thời các chế độ chính sách của nhà nước sẽ khuyến khích về vật chất và tinh thần, tạo động lực để giáo viên tích cự tham gia vào hoạt động GDHN.

Những chính sách vĩ mô luôn đóng vai trò rất lớn trong chiến lược phát triển giáo dục. Mỗi chủ trương, quyết sách đưa ra đều có tác động rất lớn đến các trường. Cùng với những chiến lược phát triển lâu dài, hàng năm Bộ GD&ĐT thường đưa ra những quyết định bổ sung để phù hợp với tình mới.

Việc đảm bảo chất lượng phụ thuộc rất nhiều vào những thông tư chính sách này. Nếu những thông tư chính sách này phù hợp sẽ có tác dụng kích thích, là động lực để các trường phát triển.

Điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội của đất nước và của địa phương sẽ làm cho thay đổi đáng kể cơ cấu ngành nghề, từ đó đòi hỏi nguồn nhân lực với những phẩm chất và năng lực tương ứng. Các nhà trường nếu không tích cực nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương sẽ bị động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động GDHN do thiếu thông tin.

1.6.5. Hệ thống tài liệu và nguồn thông tin

Nội dung của các hình thức GDHN liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đòi hỏi phải có thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Hơn nữa, nhiều nội dung trong các chủ đề như định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; thế giới nghề nghiệp; hệ thống trường TCCN, đào tạo nghề, CĐ, ĐH…luôn có sự biến động theo sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội. Do vậy, cùng với việc có đủ sách giáo khoa và sách giáo viên, cần phải có nguồn tài liệu tham khảo và nguồn thông tin hướng nghiệp được cập nhật thường xuyên để cung cấp cho giáo viên và học sinh. Điều này đòi hỏi cán bộ, giáo viên phải có kiến thức cơ bản về hướng nghiệp, đồng thời biết sử dụng, khai thác và thường xuyên bổ sung, cập nhật các thông tin trên hệ thống internet, phương tiện thông tin đại chúng và các tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, cán bộ và giáo viên cần phải xác định được nguồn thông tin đáng tin cậy và phù hợp để sử dụng trong hoạt động GDHN.

Có thể nói, yếu tố quan trọng nhất giúp hoạt động GDHN đạt hiệu quả cao vẫn là tâm huyết của đội ngũ cán bộ và giáo vieenlamf nhiệm vụ hướng nghiệp. Nhà trường phổ thông cần phải dực vào những điều kiện hiện có để xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN phù hợp để đảm bảo cho học sinh được hướng nghiệp một cách có hệ thống.

Tiểu kết chương 1

GDHN cho học sinh THPT là yêu cầu tất yếu trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế thị trường. GDHN là một mặt giáo dục quan trọng trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Hoạt động GDHN phải trở thành một trong những hoạt động trọng tâm ở nhà trường THPT. Do đó, cần khắc phục tình trạng xem nhẹ hoạt động giáo dục này trong nhà trường.

Trong trường THPT, hoạt động GDHN cho học sinh được tiến hành bằng nhiều hình thức với nhiều lực lượng tham gia, trong đó đội ngũ nhà giáo đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, quản lý GDHN phải biết vận dụng được các đặc điểm đó để quản lý có hiệu quả.

Quản lý GDHN cho học sinh ở trường THPT là hoạt động quản lý ở cấp trường do hiệu trưởng đứng đầu, chịu trách nhiệm thực hiện. Để quản lý hoạt động GDHN có hiệu quả, hiệu trưởng phải phối hợp và thu hút được sự tham gia của các CBQL trong trường, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng ngoài nhà trường.

Yêu cầu của quản lý GDHN bao gồm các nội dung: kế hoạch hóa nội dung hoạt động GDHN; tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động GDHN; chỉ đạo điều phối các hoạt động GDHN; giám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch hoạt động GDHN. Quản lý hoạt động GDHN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả các yếu tố chủ quan và khách quan. Các yếu tố này tốt, kịp thời sẽ có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động GDHN và quản lý GDHN trong nhà trường.

Đây là những vấn đề cơ bản mà căn cứ vào đó chúng tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý GDHN cho học sinh trường THPT A Bình Lục, Hà Nam và tìm ra các biện pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w