Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động GDHN cho học sinh trường THPT
3.2.3. Tăng cường xã hội hóa hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Do tính đặc thù của hoạt động GDHN là liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều cơ quan và lực lượng xã hội nên việc tăng cường xã hội hóa hoạt động GDHN là biện pháp tốt nhất nhằm vừa huy động nhiều nguồn lực xã hội vào hoạt động GDHN, vừa giúp giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực để tổ chức GDHN cho học sinh THPT.
- Do đó, biện pháp này nhằm huy động, phối hợp, sử dụng và khai thác tối đa các nguồn (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài ngành giáo dục tham gia GDHN, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đạt được mục tiêu GDHN.
Kết hợp giữa giáo dục nhà trường- giáo dục gia đình- giáo dục toàn xã hội nhằm tạo nên môi trường giáo dục đồng thuận ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể. Nếu như nhà trường có sự phối hợp với các tổ chức xã hội, gia đình học sinh thì những buổi tư vấn hướng nghiệp sẽ phong phú và sâu sắc hơn.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
- Huy động mọi lực lượng xã hội tham gia vào công tác GDHN theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm để giải quyết hai vấn đề: Hỗ trợ vật lực, tài lực cho GDHN và sử dụng hợp lý các sinh viên, học viên tốt nghiệp ra trường.
- Chuẩn bị cho xã hội một lực lượng thanh niên có trình độ, có tay nghề cơ bản, có hiểu biết về khoa học kỹ thuật và kỹ thuật công nghệ, sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động đúng đắn, có lòng yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm và sự tham gai của toàn dân đối với GDHN nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDHN. Phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục trong nha trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội.
- Trong quá trình thực hiện mục tiêu, nội dung GDHN, các lực lượng tham gia cần phải có sự thống nhất thì mới có hiệu quả. Vì vậy, quản lý sự phối hợp chính là tổ chức thống nhất nhận thức, hành động quá trình thực hiện mục tiêu GDHN cho học sinh.
- Thực hiện tốt công tác GDHN và phân luồng học sinh sau trung học.
Cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường tuyển dụng cho học sinh qua thông tin do địa phương cung cấp. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nghề truyền thống của địa phương, nhu cầu nhân lực có tay nghề, thông tin về đào tạo tuyển dụng và lao động…) nhằm hướng các hoạt động GDHN vào việc góp phần bù đắp nhân lực thiếu hụt, đáp ứng thị trường lao động phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Nhà trường chủ động lên kế hoạch hoạt động phối hợp trong năm học và có ký kết giao ước thực hiện; xây dựng nội dung thực hiện vào thời gian cụ
thể trong năm đối với từng chuyên đề trong đó phân công cụ thể trách nhiệm, nhiệm vụ của nhà trường, trách nhiệm, nhiệm vụ các tổ chức phối hợp.
- Phối hợp với các cơ quan văn hóa của huyện, của xã tổ chức các chuyên mục về GDHN phát thanh trên sóng truyền thanh của huyện, của xã.
- Tham mưu các cấp ủy, chính quyền địa phương huy động nguồn lực cho GDHN. Vận động các cơ quan, doanh nghiệp địa phương có nhu cầu tuyển dụng cùng phối hợp với nhà trường trong quá trình đào tạo và tư vấn nghề nghiệp cho học sinh bằng các hình thức gặp gỡ, đối thoại, đi thực tế, thực tập, thm quan, tham gia hội chợ việc làm…
- Tổ chức các buổi tư vấn nghề nghiệp có sự tham gia của các cá nhân đại diện các ban ngành, đoàn thể hoạt động ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau ở địa phương.
- Đưa nhiệm vụ GDHN vào nghị quyết của trường, của chi bộ. Có sự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động GDHN, lấy ý kiến đánh giá, phản hồi từ phía học sinh, giáo viên, các lực lượng về hiệu quả các hoạt động đã thực hiện.
- Tổ chức hội thảo với cha mẹ học sinh về GDHN cho học sinh. Mời cha mẹ học sinh có kinh nghiệm và các bậc phụ huynh dù chưa qua đào tạo ĐH, CĐ nhưng thành đạt do chọn được một nghề thích hợp nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề nghề nghiệp và chọn nghề cho con em. Giáo viên chủ nhiệm nên có những trao đổi với phụ huynh học sinh về định hướng nghề nghiệp cho các em trong những buổi họp phụ huynh để cùng với nhà trường giúp các eml]ạ chọn nghề nghiệp phù hợp, khuyến khích và giúp đỡ các em theo đuổi đam mê nếu phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân.
- Tăng cường thông tin về thị trường lao động bằng nhiều hình thức với sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với cơ quan tuyển dụng lao động.
Thông tin về thị trường lao động phải được cập nhật thường xuyên, có độ tin
cậy cao nhằm tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng. Các thông tin về thị trường lao động cần được cung cấp cho học sinh là:
+ Thông tin hàng năm về tình hình việc làm sau khi tốt nghiệp của học sinh theo cơ cấu ngành nghề đào tạo và trình độ được đào tạo ở các ngành kinh tế, khu vực, địa phương khác nhau.
+ Số chỗ việc làm sẽ tạo ra hoặc có nhu cầu ở các cơ sở sản xuất dịch vụ và nhân lực kỹ thuật tương ứng.
+ Mức thu nhập của đội ngũ lao động kỹ thuật sau đào tạo ở các ngành nghề và khu vực kinh tế.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Lập danh sách các tổ chức, cơ quan, nhà máy đóng trên địa bàn huyện và thuyết phục họ tham gia tích cực vào GDHN.
- Nắm được chỉ tiêu tuyển dụng của các cơ quan, nhà máy và các chỉ tiêu gửi đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo nghề.