Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 41)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông

1.4.3. Ý nghĩa của giáo dục hướng nghiệp

GDHN là một bộ phận cơ hữu của giáo dục phổ thông. Nó có khả năng điều chỉnh động cơ chọn nghề và hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo nhu cầu lao động và sự phân công lao động của xã hội, của địa phương. GDHN giúp cho thế hệ trẻ chọn đúng nghề phù hợp với kỹ năng và năng lực của cá nhân, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.

GDHN góp phần cụ thể hóa mục tiêu đào tạo của trường THPT , nó không chỉ đào tạo thế hệ trẻ mà còn sẵn sàng thay đổi thế hệ trẻ thành người lao động có tri thức, có kỹ năng làm việc, có óc sáng tạo mà còn sẵn sàng thay đổi nghề nghiệp khi cần thiết cũng có thể tham gia lao động ở bất cứ nơi nào.

Như vậy, GDHN trong trường THPT không dừng ở chỗ giáo dục học sinh ý thức lao động chung chung mà phải hướng các em đi vào một nghề cụ thể hoặc biết tự tạo việc làm phù hợp với khả năng và nhu cầu của xã hội, có thể thích ứng việc làm trong mọi điều kiện và cũng có thể thay đổi việc làm khi cần thiết.

1.4.3.2. Ý nghĩa kinh tế

GDHN hướng vào sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ để từ đó nâng cao năng suất lao động, giúp họ biết phát huy khả năng của mình, có lòng yêu nghề và tạo hứng thú trong nghề nghiệp; nhất là trong giai đoạn chạy đua giữa các nước về khoa học kỹ thuật, có số lượng và chất lượng thông tin. Trong cuộc chạy đua này phần thắng sẽ thuộc về quốc gia nào làm tốt việc đào tạo đội ngũ lao động lành nghề có tri thức, đội ngũ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, điều đó cũng có ý nghĩa là quốc gia đó làm tốt công tác GDHN. Vì thế khi nói đến GDHN là nói đến tác dụng của nó đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

1.4.3.3. Ý nghĩa xã hội

Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định, giáo dục phải “Tạo ra một cơ cấu lao động mới trong đó lao động có trình độ cao, có kỹ năng, biết ngoại ngữ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn” [16].

Vì vậy, nếu GDHN một cách nghiêm túc sẽ góp phần không nhỏ vào việc phân luồng học sinh, tạo tiền đề cho việc tạo ra cơ cấu lao động mới, không những có kiến thức khoa học, có óc sáng tạo mà còn có những kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, những thói quen lao động, để xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, với mục tiêu làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

GDHN ở trường phổ thông nhằm mục đích đưa học sinh vào các ngành nghề mà xã hội và địa phương cần, giúp các em chọn được một nghề, để được

làm việc, được cống hiến cho xã hội, để nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. Không để xảy ra tình trạng sau khi học sinh học xong THPT phải tham gia lao động sản xuất với những công việc giản đơn, lao động cơ bắp với những kỹ năng bình thường, gây đến lãng phí nguồn nhân lực có sức khỏe, có trình độ học vấn như các em.

Vì vậy, nếu làm tốt công tác GDHN sẽ có thể định hướng cho thế hệ trẻ đi vào cuộc sống lao động một cách có chủ định, hợp khả năng, không lãng phí, có hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định xã hội, tạo nên một nếp sống lao động bình thường, lành mạnh, kinh tế bền vững.

1.5. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Hiện nay, GDHN cho học sinh phổ thông chiếm vị trí vô cùng quan trọng, góp phần làm tốt công tác chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quản lý GDHN trong trường phổ thông cần tập trung vào một số nội dung sau:

1.5.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp

Xây dựng kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phải dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ của GDHN trong trường phổ thông đã được cụ thể hóa phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của địa phương, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và điều kiện của nhà trường. Kế hoạch giáo dục hướng nghiệp phải làm rõ nội dung GDHN, các phương pháp GDHN, kế hoạch nhân sự cho hoạt động GDHN và xác định các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính cần có cho công tác GDHN.

Nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch GDHN trong nhà trường bao gồm:

- Xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của các hoạt động GDHN - Đảm bảo chắc chắn các nguồn lực để đạt được mục tiêu GDHN.

- Xác định các nhiệm vụ, các hoạt động cần thiết và các biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu GDHN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trường THPT A Bình Lục huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w