Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
2.3. Thực trạng GDHN ở trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam
2.3.1. Thực trạng nhận thức về GDHN của cán bộ, giáo viên, học sinh và
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về GDHN
Để tìm hiểu về nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường về vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của 45 cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% cán bộ, giáo viên đều thể hiện có quan tâm đến GDHN, tuy nhiên mức độ quan tâm có khác nhau: chỉ có 9/45 cán bộ, giáo viên được hỏi (20,0%) cho là rất quan tâm đến GDHN, số cán bộ, giáo viên quan tâm ở mức bình thường là 31/45 (chiếm 68,9%) và có 5/45 cán bộ, giáo viên (11,1%) thể hiện thái độ ít quan tâm đến GDHN.
Đồng thời, qua khảo sát các cán bộ, giáo viên về vai trò của nhà trường trong GDHN, thì có 7/45 cán bộ, giáo viên (16%) cho rằng nhà trường đóng vai trò rất quan trọng trong việc GDHN cho học sinh; 38/45 cán bộ, giáo viên (84%) cho rằng vai trò của nhà trường chỉ quan trọng ở mức bình thường.
Không có cán bộ, giáo viên nào đánh giá thấp vai trò của nhà trường trong việc GDHN. Điều này cho thấy, cán bộ, giáo viên nhà trường đã nhận thức được một cách tích cực hơn về ảnh hưởng của nhà trường đối với việc GDHN cho học sinh cũng như vai trò của chính mình trong công tác GDHN.
Như vậy, đa số giáo viên cho rằng GDHN là rất cần thiết cho học sinh THPT, đặc biệt là học sinh khối lớp 12 để giúp các em chọn ngành, chọn trường phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân và nhu cầu của xã hội.
Nhưng để hoạt động này diễn ra hiệu quả thì giáo viên cần có những hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội, yêu cầu về phẩm chất, năng lực của ngành,
nhu cầu xã hội và tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để dự đoán được cơ hội phát triển của ngành nghề trong tương lai cũng như những kỹ năng cần thiết khi tổ chức hoạt động GDHN. Đa phần giáo viên khuyến khích học sinh cố gắng học tập tốt để có nhiều cơ hội thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ mà các em muốn học, vào những ngành phù hợp với sở thích, phù hợp với năng lực của bản thân. Hoặc chọn nghề phải xem xét về cơ hội việc làm sau này, tránh tình trạng ra trường không có việc làm. Qua thăm dò ý kiến một số giáo viên cho rằng, họ không dám khuyên học sinh nên chọn ngành gì, nghề gì mà chỉ tư vấn hướng đi nào tốt cho các em, quan trọng là phải phù hợp với năng lực và sở thích.
Khi khảo sát giáo viên về những khó khăn trong việc tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.3. Ý kiến của giáo viên về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh
STT
Những khó khăn khi tổ chức hoạt
động GDHN Mức độ Điểm
TB
5 4 3 2 1
1 Thời lượng dành cho HĐGDHN còn
ít 13 20 8 4 0 3,93
2 Kỹ năng tổ chức HĐGDHN của GV
còn hạn chế 17 14 7 6 1 3,89
3 Học sinh chưa nhận thức được tầm
quan trọng của GDHN 8 15 12 8 2 3,42
4 Thiếu tài liệu cho HĐGDHN 15 12 9 5 4 3,64
5 Thiếu cơ sở vật chất cho HĐGDHN 10 12 9 8 6 3,20 6
Hiểu biết về ngành nghề và các thông tin về ngành nghề của GV còn hạn chế
19 15 7 4 0 4,08
7 Chưa có hướng dẫn cụ thể để thực
hiện HĐGDHN hiệu quả 15 12 11 5 2 3,73
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 3, Phụ lục 2)
Các ý kiến trả lời được mã hóa theo các mức độ, cụ thể: 5- Rất đúng;
4- Tương đối đúng; 3- Không hoàn toàn đúng; 2- Hầu như không đúng; 1-
Rất không đúng. Điểm trung bình được tính dựa vào số người lựa chọn từng ý kiến trả lời theo các mức độ.
Với kết quả ở bảng trên cho thấy có nhiều khó khăn khi tổ chức hoạt động GDHN ở trường THPT A Bình Lục. Có 4 khó khăn được đánh giá với tỉ lệ cao nhất được xếp theo thứ tự giảm dần, đó là:
Thứ nhất, hiểu biết về ngành nghề và các thông tin về ngành nghề của GV còn hạn chế (Điểm TB = 4,08);
Thứ hai, thời lượng dành cho HĐGDHN còn ít (Điểm TB = 3,93);
Thứ 3, kỹ năng tổ chức HĐGDHN của GV còn hạn chế (Điểm TB = 3,89);
Thứ 4, chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện HĐGDHN hiệu quả (Điểm TB = 3,73);
Chính những hiểu biết hạn chế thông tin về các ngành nghề, kỹ năng tổ chức hoạt động GDHN làm cho quá trình tổ chức hoạt động GDHN gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, thời lượng dành cho hoạt động GDHN cũng ảnh hưởng đến chất lượng GDHN ở trường THPT A Bình Lục. Điều này cho thấy, để tổ chức hoạt động GDHN hiệu quả, cần phải có hướng dẫn cụ thể, phải cung cấp đủ nguồn thông tin cho hoạt động GDHN…Qua phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy được rằng đa số các giáo viên đã có nhận thức tích cực hơn trong GDHN cho học sinh, có tinh thần tự giác, đầu tư vào bài giảng của mình. Tuy nhiên, vẫn còn có một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về nhiệm vụ của mình họ cho rằng GDHN không phải là nhiệm vụ chính của nhà trường mà trách nhiệm chính là ở cá nhân học sinh và phụ huynh học sinh. Nhà trường có quá ít thời gian để GDHN, phần lớn thời gian phải tập trung vào các hoạt động học tập khác. Giáo viên chưa có đủ năng lực hướng nghiệp một cách bài bản, chưa đủ các thông tin liên quan đến hướng nghiệp, chỉ tiến hành dựa trên kinh nghiệm bản thân.
2.3.1.2. Thực trạng nhận thức của học sinh về GDHN
Để tìm hiểu thực trạng về nhận thức học sinh trường THPT A Bình Lục về GDHN, chúng tôi đã tiến hành mở rộng khảo sát trên 300 học sinh: 100 học sinh khối 10, 100 học sinh khối 11, 100 học sinh khối 12. Ở mỗi khối chúng tôi đều lựa chọn đồng đều học sinh các lớp tự nhiên, xã hội và cơ bản.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.4. Ý kiến của học sinh về sự cần thiết của hoạt động GDHN Vai trò của GDHN đối với HS Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất cần thiết 165 55,0%
Cần thiết 117 39,0%
Có cũng được, không có cũng được 15 5,0%
Không cần thiết 3 1,0%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 1, Phụ lục 1)
Qua bảng thống kê cho thấy, đa số các em học sinh đều có nhu cầu được giáo dục hướng nghiệp. Có 165 em cho là rất cần thiết, chiếm tỉ lệ 55,0%; 117 em cho là cần thiết, chiếm 39,0%; chỉ có 15 em với 5,0% trả lời có cũng được, không có cũng được và 3 em trong số 300 học sinh, chiếm 1,0% trả lời là không cần thiết. Có lẽ, đây là những học sinh ham chơi, chưa có ý thức về nghề nghiệp và sự lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Điều này cho thấy, nếu như GDHN được tổ chức một cách chuyên nghiệp, quy mô, bài bản sẽ thu hút được sự tham gia, ủng hộ từ phía các em học sinh.
Bảng 2.5. Ý kiến của học sinh về dự định của bản thân sau khi tốt nghiệp THPT
Dự định Khối, lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Thi CĐ, ĐH 66 66,0% 63 63,0% 71 71,0%
Học nghề 22 22,0% 21 21,0% 23 23,0%
Đi làm ngay 12 12,0% 16 16,0% 6 6,0%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 2, Phụ lục 1)
Kết quả trên cho ta thấy, đa số học sinh được khảo sát đều trả lời muốn học tiếp ĐH, CĐ sau khi tốt nghiệp THPT. Qua trò chuyện với một số em học sinh lớp 12, các em đều mong muốn học một ngành nghề nào dễ xin việc sau này; tỷ lệ học sinh lựa chọn đi học nghề và đi làm ngay đã có sự gia tăng so với vài năm trước. Điều này cho thấy, nhận thức của các em đã có bước chuyển biến tích cực, các em đã nhận thức được rằng, đại học không phải là con đường duy nhất để lập nghiệp, các em đã bắt đầu có những định hướng, nhận thức thực sự nghiêm túc cho những quyết định nghề nghiệp trong tương lai của mình.
Khi được hỏi “Lý do chọn nghề của em là gì?”, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 2.6. Ý kiến của học sinh về lý do chọn nghề của bản thân STT Lý do chọn nghề
Tổng
Số lượng Tỉ lệ %
1 Thích 51 17,0%
2 Phù hợp với khả năng 143 47,7%
3 Do gia đình định hướng 42 14,0%
4 Dễ xin việc 20 6,7%
5 Ổn định 22 7,3%
6 Kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao 16 5,3%
7 Những lý do khác 6 2,0%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 3, Phụ lục 1)
Nhìn vào bảng trên chúng ta nhận thấy, số học sinh chọn nghề phù hợp với khả năng chiếm tỉ lệ cao nhất (47,7%); sau đó là chọn nghề theo sở thích (17,0%); do gia đình định hướng (14,0%); Ổn định (7,3%); Dễ xin việc
(6,7%); Kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao (5,3%) và một số ít hơn là những lý do khác (2,0%). Điều này cho thấy, các em học sinh đã bước đầu đã có sự nhận thức khả năng của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình, đa số các em đều quan tâm đến lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai và thấy GDHN là cần thiết.
Khi được hỏi: “Em dựa vào những nguồn thông tin nào để biết về trường và ngành học?” dành cho 300 học sinh khối 10, 11 và 12, chúng tôi đã nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Ý kiến của học sinh về nguồn thông tin bản thân có được về ngành học
Nguồn thông tin Khối, lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Qua sách báo, truyền thông, mạng
Internet… 55 55% 53 53% 45 45%
Qua bố mẹ, người thân 11 11% 9 9% 32 32%
Qua bạn bè 13 13% 16 16% 13 13%
Qua hoạt động GDHN ở trường 16 16% 15 15% 9 9%
Không biết gì cả 5 5% 7 7% 1 1%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 4, Phụ lục 1)
Kết quả trên cho thấy thông tin học sinh có được về ngành học của mình nhiều nhất qua các phương tiện truyền thông như tivi, sách báo, internet.
Điều này cũng dễ hiểu vì các dịch vụ thông tin đại chúng hiện nay rất phát triển, tạo điều kiện rất lớn cho các em tìm hiểu thông tin về trường học, ngành nghề và gần như là công cụ chính để nắm bắt thông tin về tuyển sinh, nghề nghiệp.
Đa số các em được biết những thông tin chi tiết về ngành học, điểm chuẩn của các trường qua cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, Cao đẳng”. Tài liệu này cung cấp cho các em những thông tin cần thiết như:
những điều cần ghi nhớ của thí sinh tham gia; danh sách các cụm thi; bảng phân chia khu vực tuyển sinh; mã tỉnh, mã thành phố, quận, huyện, thị xã;
những thông tin tuyển sinh của các trường đại học, học viện, cao đẳng trên toàn quốc…; ngành đào tạo, mã ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh do các trường đăng ký, phương thức tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển…và các thông tin quan trọng khác liên quan. Ngoài ra, việc lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cũng có sự tác động nhất định từ phía gia đình. Qua bảng kết quả cho thấy, số học sinh khối lớp 12 biết được thông tin về ngành học qua bố mẹ, người thân chiếm tỉ lệ khá cao (32%). Điều đó cho thấy, gia đình học sinh đều rất quan tâm đến sự định hướng nghề nghiệp cho con em mình, đặc biệt là khi các em đang ở trong giai đoạn quyết định hướng đi cho tương lai.
Việc chọn nghề chủ yếu là dựa vào năng lực học của các em để đăng ký dự thi chứ chưa hướng nhiều đến sở thích, năng khiếu của các em. Điều này cho thấy, hiệu quả hoạt động GDHN ở nhà trường chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Vì vậy, các nhà QLGD, các thầy giáo, cô giáo làm công tác hướng nghiệp cần phải chú trọng hơn việc cung cấp thông tin về ngành học, xu hướng ngành nghề trong tương lai, những lĩnh vực công tác đang thiếu nhân lực để các em có sự lựa chọn phù hợp cho tương lai của bản thân.
Để khẳng định thực trạng chọn nghề của học sinh, chúng tôi đã tiến hành điều tra sự hiểu biết về ngành, nghề, trường đào tạo mà 100 em học sinh khối 12 dự định sẽ chọn sau khi tốt nghiệp ở mức độ nào. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Ý kiến của học sinh lớp 12 về ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt nghiệp
STT Hiểu biết về ngành, nghề
Mức độ
(3- Biết rất rõ; 1- Chưa biết)
3 2 1 Điểm
TB 1 Năng lực, phẩm chất cần có của
nghề 13 64 23 1,90
2 Đặc điểm của ngành, nghề 12 64 23 1,87
3 Công việc cụ thể của nghề 26 54 20 2,06
4 Nơi làm việc sau này của nghề 37 36 27 2,10
5 Những trường đào tạo nghề 26 59 15 2,11
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 6, Phụ lục 1)
Nhìn vào bảng 2.8 ta thấy, hiểu biết của học sinh nghề mà các em đã chọn ở mức vừa phải, cụ thể: Thông tin mà các em chỉ ra được ở mức độ cao nhất, xếp vị trí thứ 1 đó là những trường đào tạo nghề (Điểm TB = 2,11); Ở vị trí thứ 2 là nơi làm việc (Điểm TB = 2,10); Vị trí thứ 3 là công việc cụ thể của nghề (Điểm TB = 2,06). Nhưng tiêu chí này hầu như học sinh nào cũng có thể tìm được trên mạng internet hoặc ở trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh Đại học, cao đẳng” hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chí mà học sinh đánh giá hiểu biết ở mức thấp nhất là đặc điểm của ngành, nghề (Điểm TB = 1,87). Như vậy, việc tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc, trò chuyện với một số người ở một số ngành nghề phổ biến là cần thiết.
Bảng 2.9. Ý kiến của học sinh về ngành nghề được bản thân lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT
Ngành nghề Khối, lớp
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kinh tế 28 28% 22 22% 34 34%
Kĩ thuật 12 12% 16 16% 8 8%
Khoa học xã hội 20 20% 24 24% 18 18%
Ngành khác 6 6% 18 18% 30 30%
Chưa xác định 34 34% 20 20% 10 10%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 5, Phụ lục 1)
Ngành nghề được các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp THPT chủ yếu là các khối ngành Kinh tế, rồi mới đến các ngành nghề khác, các ngành khoa học xã hội…Điều này cũng dễ hiểu, bởi trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay thì việc học nghề và ra trường xin đi làm ở các khối ngành kinh tế có phần dễ dàng hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên điều này cũng dẫn tới sự mất cân bằng, dư thừa lao động ở ngành này và gây khan hiếm ở ngành khác.
Các em học sinh ở khối 10 phần nhiều chưa định hướng được ngành nghề mình sẽ chọn trong tương lai, điều đó cho thấy một thực tế là các em còn thiếu rất nhiều thông tin về ngành nghề. Các em học sinh khối 11, khối 12 cũng đã dần có những định hướng cho bản thân, tuy nhiên liệu định hướng của các em đã thật sự phù hợp với năng lực và đúng đắn cho tương lai của các em.
Qua kết quả khảo sát trên ta thấy, học sinh trường THPT A Bình Lục đã có nhận thức khởi đầu về hướng nghiệp nhưng vẫn còn khá mơ hồ về các ngành nghề cụ thể. Việc chọn nghề còn mang tính tự phát là chủ yếu do thiếu sự hướng dẫn của hoạt động tư vấn hướng nghiệp chuyên nghiệp. Điều này cũng đặt ra cho những nhà giáo dục cần phải làm tốt công tác giáo dục tư vấn hướng nghiệp cho học sinh và làm tốt công tác phân luồng cho học sinh trong các nhà trường để giảm bót gánh nặng, áp lực của kỳ thi Đại học. Đồng thời, các nhà quản lý, các trường TCCN và dạy nghề cần nâng cao chất lượng đào tạo cũng như công tác tư vấn tuyển sinh để thu hút học sinh nhằm tạo ra
nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Làm được như vậy, sẽ tiết kiệm nguồn ngân sách chi phí cho giáo dục, cũng như tổ chức các kỳ thi và đó chính là nguồn ngân sách dùng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung cũng như GDHN nói riêng.
2.3.1.3. Thực trạng nhận thức của cha mẹ học sinh về GDHN
Để tìm hiểu nhận thức của cha mẹ học sinh trường THPT A Bình Lục về vấn đề hướng nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát trên 100 cha mẹ học sinh có con học lớp 12, kết quả phiếu thăm dò ý kiến như sau:
Bảng 2.10. Ý kiến của CMHS về sự cần thiết của GDHN
Vai trò của GDHN đối với HS Số lượng Tỉ lệ (%)
Rất cần thiết 58 58,0%
Cần thiết 25 25,0%
Có cũng được, không có cũng được 14 14,0%
Không cần thiết 3 3,0%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 1, Phụ lục 3)
Đa số phụ huynh trường THPT A Bình Lục đều rất quan tâm tới vấn đề chọn trường, chọn ngành học, chọn nghề cho con em mình và thấy GDHN cho học sinh THPT là rất cần thiết với tỉ lệ 58% và 25% phụ huynh cho là cần thiết; có 14% phụ huynh cho là có cũng được, không có cũng được; 3% phụ huynh cho rằng không cần thiết. Như vậy, phần lớn các bậc phụ huynh đã chia sẻ, thật sự coi GDHN có một vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp tương lai cho con em họ.
Bảng 2.11. Ý kiến của CMHS về lý do định hướng nghề nghiệp cho con
STT Lý do định hướng nghề
Tổng
Số lượng Tỉ lệ %
1 Phù hợp với khả năng 10 10%
2 Do con thích 5 5%
3 Do dễ xin việc 38 38%
4 Ổn định 25 25%
5 Kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao 15 15%
6 Những lý do khác 7 7%
(Nguồn: Xử lý câu hỏi 2, Phụ lục 3)
Đa số phụ huynh hướng cho con đến các nghề dễ xin việc sau khi ra trường (38%), ổn định (25%), kiếm được nhiều tiền, thu nhập cao (15%). Đa phần phụ huynh đều bày tỏ mong muốn con em được đi học đại học. Chỉ có những gia đình do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn không có điều kiện chu cấp cho con em đi học mới hướng con em đi làm luôn để phụ giúp gia đình và nuôi sống bản thân. Số phụ huynh lựa chọn nghề nghiệp cho con dựa trên cơ sở năng lực, sở trường, sở thích và sự phù hợp của con mình với nghề nghiệp chưa nhiều chỉ có 10%, do con thích 5% và một số phụ huynh không lựa chọn những lý do trên là 7%.
Việc định hướng nghề nghiệp cho con em chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân; qua phương tiện thông tin đại chúng như tivi, sách báo và tham khảo lời khuyên của những người xung quanh. Phần lớn phụ huynh đều cho rằng, nhà trường chưa quan tâm nhiều dến hướng nghiệp cho học sinh, việc lựa chọn nghề nghiệp của con em họ hầu như không có ảnh hưởng nào từ phía nhà trường.