Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG THPT A BÌNH LỤC, HUYỆN BÌNH LỤC, TỈNH HÀ NAM
2.2. Khái quát về trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam tiền thân là trường cấp III Bình Lục, được thành lập vào tháng 9 năm 1962 là ngôi trường lớn nhất và có bề dày truyền thống của huyện Bình Lục. Sau nhiều lần di chuyển địa điểm,
năm 1994 trường được chuyển về địa điểm hiện nay - thị trấn Bình Mỹ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam với diện tích 14730m2 . Những ngày đầu thành lập, trường chỉ có 8 lớp, 332 học sinh và 15 thày cô giáo
Hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, nhà trường đã phát huy thế mạnh của một ngôi trường có bề dày lịch sử, đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh có kiến thức văn hóa, đạo đức và lý tưởng tốt góp phần rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ ngày thành lập đến nay, trường THPT A Bình Lục luôn là một trong những đơn vị có phong trào thi đua “Hai tốt”. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường cũng không ngừng được cải tiến.
Tháng 6 năm 2012, trường được công nhận đạt Chuẩn quốc gia; được Bộ Giáo dục và đào tạo tặng Cờ thi đua và được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhì đúng vào dịp 50 năm thành lập trường.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Về đội ngũ cán bộ: Năm học 2014 - 2015, nhà trường có 71 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: Ban Giám hiệu 03, giáo viên 62 và hành chính 06. 100% có trình độ đạt chuẩn, trong đó có 08 người có trình độ thạc sĩ và 06 người đang theo học cao học.
Về các tổ chức trong nhà trường: Gồm 05 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng: Tổ Toán - Tin ; Tổ Văn - GDCD ; Tổ Lý - Công nghệ - Thể dục ; Tổ Hóa - Sinh - Công nghệ ; Tổ Sử - Địa - Ngoại ngữ. Trường có chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ học sinh. Tất cả đều hoạt động tích cực góp phần cùng nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Bảng 2.1. Cơ cấu cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT A Bình Lục
Tổ chuyên môn và quản lý
Trình độ giáo viên
Ghi Tổng chú
số
Chuẩn Trên chuẩn
Đang học cao
học
Dạy GDHN Số
lượng
Có chuyên
môn
Cán bộ quản lý 03 03 01 01 03 0
Tổ Hóa- Sinh- KTNN 9 9 01 01 9 0
Tổ Toán- Tin 16 16 02 02 16 0
Tổ Văn - GDCD 10 10 01 01 10 0
Tổ Lý - KTCN- TD 14 14 02 14 0
Tổ Sử- Địa-Ngoại ngữ 13 13 01 01 13 0
Tổ Hành chính 06 06 02 0
Toàn trường 71 71 08 06 69 0
(Nguồn số liệu lấy từ báo cáo cuối năm học 2014-2015 trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
Về học sinh: Năm học 2014 - 2015, nhà trường có 27 lớp với 1189 học sinh trong đó: khối lớp 10 là 405 học sinh, khối 11 là 402 học sinh và khối 12 là 382 học sinh. Chất lượng đầu vào của học sinh còn thấp, trên 80% học sinh là con em nông thôn, do đó ảnh hưởng rất lớn dến chất lượng học tập.
2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam có tổng diện tích là 14730m2. Trường có 35 phòng học cao tầng kiên cố, có bảng chống loá, quạt trần, hệ thống đèn chiếu đảm bảo cho chất lượng học tập của học sinh; các phòng bộ môn đảm bảo chuẩn về diện tích. Số phòng đã có thiết bị gồm 02 phòng Vật lý, 01 phòng Hoá học, 03 phòng Tin học với 105 máy tính trong đó có 1 phòng 24 máy tính nối mạng, 01 phòng học tiếng, 01 phòng học đa năng.
Phòng y tế học đường có diện tích 27m2: đặt nơi thuận tiện, sạch sẽ, có đủ trang thiết bị y tế theo quy định, hoàn thành nhiệm vụ y tế học đường, có một giáo viên giáo dục thể chất kiêm nhiệm công tác y tế học đường.
Từ năm 2010 đến nay, trường THPT A Bình Lục liên tục đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc. Nhà trường đã tích cực
trong việc mua sắm các trang thiết bị cần thiết. Giáo viên tích cực trong việc làm đồ dùng, trang thiết bị dạy học…góp phần không nhỏ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
2.2.4. Chất lượng giáo dục
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT Hà Nam, Thường vụ huyện ủy và Ủy ban nhân dân huyện Bình Lục, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các ban ngành trên địa bàn huyện trong công tác giáo dục và đào tạo nên chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT, thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN ngày càng tăng; số học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh tăng theo từng năm.
Bảng 2.2. Kết quả 2 mặt giáo dục các năm
Năm học
TS HS
Học lực (%) Hạnh kiểm (%) TN
%
Đỗ ĐH- Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu CĐ
2011-
2012 1410 7,4 50,4 38,5 3,3 0,4 82,0 14,7 2,3 1,0 99,7 37,9 2012-
2013 1318 8,3 51,6 37,1 3,0 0 82,2 14,5 2,3 1,0 100 38,3 2013-
2014 1208 8,9 52,7 36,7 1,7 0 82,9 14,5 1,7 1,0 100 42,6 ( Nguồn số liệu lấy từ báo cáo tổng kết năm học 2011-2012; 2012-2013;
2013-2014 trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam)
2.2.5. Tình hình phân luồng học sinh ở trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam
Hướng vào thế kỷ XXI, các quốc gia đang chú ý việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và hiệu quả cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội dần chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức. Việc phân luồng học sinh các cấp có liên quan mật thiết với việc “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Nhưng ở trường THPT A Bình Lục thì việc phân luồng sau THPT chưa được định hướng rõ và chưa có giải pháp phù hợp, dẫn đến sự phân luồng bất hợp lý. Cùng với quan điểm lệch lạc của xã hội về thi cử, bằng cấp và nghề nghiệp nên số lượng học sinh xét tuyển nguyện vọng vào các trường Đại học nhiều hơn học sinh xét tuyển nguyện vọng vào các trường Cao đẳng và TCCN.
Theo số liệu tuyển sinh của trường THPT A Bình Lục, tỉnh Hà Nam thì số học sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường ĐH, CĐ năm học 2014-2015 là 275/382 em, chiếm tỉ lệ 72,0 % so với tổng số học sinh lớp 12.
Như vậy, số học sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường TCCN còn rất ít chỉ có 82 em chiếm tỉ lệ 21,5%, số còn lại (25 em) không đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào bất cứ trường nào. Tuy nhiên, số lượng học sinh đỗ Đại học và Cao đẳng theo đúng nguyện vọng cũng không nhiều (khoảng trên 40%). Rất ít trong số học sinh không đạt đúng nguyện vọng tiếp tục ôn thi để năm sau thi tiếp, một số đi lao động không qua đào tạo nghề và một số học sinh quay lại học trung cấp hoặc học nghề.
Hơn thế, nhà trường mới chỉ quản lý con số học sinh đỗ vào các trường ĐH, CĐ và TCCN, số còn lại nhà trường chưa biết được bao nhiêu học sinh đi học nghề, bao nhiêu học sinh không biết làm gì? Chính những điều này cho thấy, nhà trường chưa thực sự chú ý đến việc hướng cho các em vào học nghề, chưa chuẩn bị tâm lý cho các em đi vào cuộc sống lao động, chưa có kế hoạch
quản lý số học sinh không thi vào một trường ĐH, CĐ hay một trường TCCN nào.