11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở
2.16 Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis đối với chuột bạch Mus Musculus
trong điều kiện nhà lƣới 2.16.1 Phƣơng tiện
- Chuột bạch có trọng lượng trung bình 33 0,5 g, không phân biệt giới tính, do viện Pasteur – TP.HCM cung cấp.
- Nguồn Nosema bombycis: Sử dụng nguồn đã được trữ tại Bộ môn BVTV và đã được định danh tên loài.
- Hộp nuôi chuột bạch bằng nhựa có nắp lưới sắt (kích thước 25cm x 15cm x 8cm).
- Thức ăn nuôi chuột bạch là loại thức ăn chuyên dụng dạng viên mua ngoài thị trường (công ty Bình Minh).
- Ly nước uống, mùng lưới, trấu...
2.16.2 Phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm
- Thí nghiệm được tiến hành trên 60 chuột 2 tháng tuổi (32±1,12 (g)/con) không phân biệt đực và cái được bố trí với 5 nghiệm thức (đối chứng nước cất, 103
, 105, 107, 108 và 109 bào tử/ml) và 6 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại là 2 chuột bạch. - Cho mỗi chuột bạch uống lượng vừa đủ (0,1ml) (Trần Thị Thùy Trang, 2009) dung dịch Nosema bombycis ở các nồng độ 103, 105, 107 và 109 bào tử/ml vào buổi sáng. Cho chuột uống liên tục trong 7 ngày đầu. Sử dụng micropipette nhỏ dung dịch Nosema bombycis svào miệng của chuột được giữ chặt trên tay. Đợi cho đến lúc chuột đã hoàn toàn uống xong, sau đó thả chuột vào hộp để theo dõi.
* Các chỉ tiêu theo dõi:
- Theo dõi và ghi nhận các triệu chứng lâm sàng hàng ngày: tính ăn (ăn nhiều, ăn ít) dạng phân (khô, ướt) hoặc biểu hiện bất thường nào khác (run, co giật...).
- Cân trọng lượng trung bình của chuột trước và sau khi thí nghiệm kết thúc bằng cân điện tử.
- Tỉ lệ (%) chuột chết sau 3, 5, 7, 9, 12, 15, 30, 45, 60, 75, 90 ngày sau khi kết thúc cho chuột uống dung dịch thử nghiệm. Tính LD50 bằng chương trình Polo-PC (1992).
- Kiểm tra mật số Nosema bombycis trong phân của chuột bạch sau 3, 5, 7, 9,
15, 30, 45, 60, 75, 90 ngày sau khi kết thúc cho chuột uống dung dịch thử nghiệm. - Kiểm tra mật số Nosema bombycis có trong cơ thể chuột chết (nếu có) ở các
chỉ tiêu trong: máu, phân, ruột thông qua kính hiển vi huỳnh quang.
- Kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu... (Bệnh viện 121- TP.Cần Thơ). Đọc kết quả để kết luận về sự rối loạn sinh lý xảy ra (nếu có) (TS. Hồ Thị Việt Thu - Bộ môn thú y, trường Đại học Cần Thơ thực hiện).
- Cắt vi thể gan, thận, ruột, lách sau đó quan sát bệnh tích và đọc kết quả (do TS. Nguyễn Văn Khanh - Bệnh viện Thú Y - Đại học Nông Lâm TP.HCM thực hiện).
Số liệu thí nghiệm được phân tích phương sai Anova, các trung bình được kiểm định Duncan bằng phần mềm MSTATC.