11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở
3.21 Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis (Microsporida: Nosematidae) đến côn trùng thiên địch bọ rùa (Micraspis sp.) trong điều kiện nhà lƣớ
côn trùng thiên địch bọ rùa (Micraspis sp.) trong điều kiện nhà lƣới
Tỉ lệ Bọ rùa chết tại các thời điểm thí nghiệm
Bảng 3.43: Tỉ lệ bọ rùa chết ở các thời điểm quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-2/2011
Nghiệm thức
Tỉ lệ (%) bọ rùa chết ở các ngày sau khi ăn (NSKA) 3 6 9 ĐC 8.3 10 10 105 bào tử/ml 8.3 15 15 107 bào tử/ml 11.7 13.3 16.7 109 bào tử/ml 3.3 5 5 F ns ns ns CV (%) 72.9 84.3 75.3
Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Theo kết quả ghi nhận tại bảng 3.43 cho thấy vào thời điểm 3NSKA tỉ lệ bọ rùa chết cao nhất ở nồng độ 107
bào tử/ml (11,7 %) và thấp nhất là tại nồng độ 109 bào tử/ml (3.3%). Tuy nhiên, tỉ lệ chết của bọ rùa ở các nghiệm thức trong thí nghiệm không khác biệt qua phân tích thống kê. Nguyên nhân chết của bọ rùa có thể là do thay đổi môi trường tự nhiên khi chuyển bọ rùa rừ ngoài đồng vào phòng thí nghiệm.
Vào thời điểm 6 NSKA tỉ lệ bọ rùa chết tại nồng độ 105 bào tử/ml (15%) là cao nhất và thấp nhất là nghiệm thức 109
bào tử/ml (5%). Ở nghiệm thức đối chứng tỉ lệ bọ rùa chết (10%). Có thể nói tại thời điểm này nguyên nhân bọ rùa chết là do thay đổi về môi trường sống, Nosema bombycis chưa có ảnh hưởng lên bọ rùa tại thời điểm này.
Trong quá trình làm thí nghiệm quan sát cho thấy rằng bọ rùa có uống dung dịch
Nosema bombycis thấm trong cục bông gòn cho nên khả năng Nosema bombycis được
bọ rùa ăn vào cơ thể là rất cao.
Sau 9 NSKA vẫn không có tăng quá cao về tỉ lệ bọ rùa chết. Tỉ lệ bọ rùa chết cao nhất 9 NSKA ở nghiệm thức 107
bào tử/ml (16,7%). Tại thời điểm 9 NSKA ngoại trừ nghiệm thức 107
bào tử/ml tỉ lệ bọ rùa chết tăng các nghiệm thức khác tỉ lệ bọ rùa chết hầu như không thay đổi so với thời điểm 7 NSKA. Điều này có thể giải thích do những cá thể bọ rùa còn sống tới thời điểm trên là do có sức chống chịu cao, thích nghi được với môi trường mới, còn những cá thể chết trước đó có thể chết do không thích nghi được với môi trường mới.
Vậy có thể nhận xét rằng Nosema bombycis không gây ảnh hưởng đến bọ rùa và an toàn cho bọ rùa.
Sau 9 NSKA lấy chỉ tiêu và quan sát, những cá thể còn sống được trữ vào hộp nhựa, giữ ở điều kiện 4 0C, sau đó nghiền quan sát mẫu.
Tỉ lệ bọ rùa chết có hiện diện Nosema bombycis trong cơ thể
Theo kết quả thí nghiệm bảng 3.44 cho thấy ở nghiệm thức đối chứng không có
Nosema bombycis trong cơ thể bọ rùa chết. Điều đó chứng tỏ rằng trong quá trình làm
thí nghiệm không có sự lây nhiễm Nosema bombycis sang nghiệm thức đối chứng gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Bảng 3.44: Tỉ lệ bọ rùa chết có Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-2/2011.
Nghiệm thức
Tỉ lệ bọ rùa chết có Nosema bombycis ở các ngày sau khi ăn (NSKA)
3 6 9 ĐC 0 b 0 0 105 bào tử/ml 5 ab 11.7 11.7 107 bào tử/ml 10a 13.3 15 109 bào tử/ml 1.7 b 3.3 3.3 F * ns ns CV (%) 49.2 75.5 55.9
Trong cùng một cột các số không có ký tự theo thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan.
ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%
Kết quả thí nghiệm ở bảng 3.44 cho thấy sau 9 ngày thí nghiệm, nghiền bọ rùa để quan sát tỷ lệ nhiễm Nosema bombycis trong cơ thể đều không khác biệt giữa các
nghiệm thức dao động từ 3,3 đến 15%, trong đó sử dụng nồng độ 107
bào tử/ml cho kết quả cao nhất là do tại nồng độ này có tỷ lệ bọ rùa chết cáo nhất (15%). Kết quả này cũng khẳng định được rằng sự xâm nhiễm của Nosema bombycis vào trong cơ thể bọ rùa là như nhau và bọ rùa chết là do yếu tố môi trường.
Mật số trung bình của Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể bọ rùa chết
Theo bảng 3.45 cho ta thấy vào 3 NSKA mật số trung bình của Nosema bombycis trong cơ thể bọ rùa ở nghiệm thức 109 bào tử/ml là cao nhất (1.4 x 106 bào tử/bọ rùa ) và thấp nhất ở nghiệm thức 105
bào tử/ml là 2.5 x 105 bào tử/bọ rùa. Vào 6 NSKA ở nghiệm thức 109 vẫn là nghiệm thức có mật số bọ rùa cao nhất điều này cũng rất hợp lý vì đây là nghiệm thức có nồng độ Nosema bombycis cao nhất. Vào 9NSKA ở nghiệm thức 105
Bảng 3.45: Mật số trung bình của Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể bọ rùa
chết quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO–Bộ môn BVTV–ĐHCT, tháng 1-2/2011.
Nghiệm thức
Mật số của Nosema bombycis trong cơ thể bọ rùa chết SKA (bào tử/bọ rùa)
3 6 9
ĐC 0 0 0
105 bào tử/ml 2.5 x 105 4.5x105 0*
107 bào tử/ml 3.1 x 105 2.8 x 105 1.2 x 105
109 bào tử/ml 1.4 x 106 7.8 x 105 0*
(*):Tại nghiệm thức này không có Bọ rùa chết.
Mặc dù trong cơ thể bọ rùa chết có sự hiện diện của Nosema bombycis nhưng ở nghiệm thức đối chứng bọ rùa không ăn Nosema bombycis nhưng vẫn chết. Như vậy, nguyên nhân gây chết của bọ rùa không phải là do Nosema bombycis mà do các yếu tố môi trường..
Tỉ lệ bọ rùa còn sống có Nosema bombycis hiện diện và mật số trung bình sau khi thí nghiệm kết thúc
Bảng 3.46: Tỉ lệ bọ rùa còn sống có Nosema bombycis hiện diện ở sau 9 ngày sau khi ăn và mật số bào tử trung bình quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO–Bộ môn BVTV–ĐHCT, tháng 1-2/2011. Nghiệm thức Tỉ lệ (%) bọ rùa còn sống có chứa Nosema bombycis Mật số Nosema bombycis (bào tử/Bọ rùa) ĐC 0,0 0,0 105 bào tử/ml 60,0 2,6 x 105 107 bào tử/ml 60,0 3,6 x 105 109 bào tử/ml 66,7 10,5 x 105
Sau 9 ngày quan sát kết thúc thí nghiệm những cá thể bọ rùa còn sống sẽ được kiểm tra về tỉ lệ Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể và mật số Nosema bombycis có trong cơ thể bọ rùa. Chỉ tiêu này giúp xác định khả năng chịu đựng của bọ rùa còn sống đối với sự hiện diện của Nosema bombycis trong cơ thể.
Qua bảng 3.46 cho thấy sau 9 NSKA ở nghiệm thức 109 có tỉ lệ Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể bọ rùa cao nhất 66,7%. Điều này hợp lý vì đây là
nghiệm thức có nồng độ Nosema bombycis cao nhất. Còn các nghiệm thức khác tỉ lệ
hiện diện của Nosema bombycis cũng là khá cao. Qua phân tích thống kê cho biết
không có khác biệt về ý nghĩa thống kê. Ở nghiệm thức đối chứng không có sự hiện diện của Nosema bombycis.
Tóm lại, thông qua thí nghiệm này có thể kết luận rằng Nosema bombycis không gây hại cho bọ rùa (Micraspis sp.). Bằng chứng là những cá thể bọ rùa còn sống ở các
nghiệm thức cho ăn Nosema bombycis tất cả các chỉ tiêu về hành vi sống và hoạt động sinh lý vẫn bình thường.