Khảo sát các ảnh hƣởng của Nosema bombycis lên cá rô đồng ) giống để xác định giá trị LC 50-

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 37 - 38)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

2.14Khảo sát các ảnh hƣởng của Nosema bombycis lên cá rô đồng ) giống để xác định giá trị LC 50-

(Thí nghiệm có sự tư vấn về phương pháp bố trí, cách tính toán kết quả của Thạc sỹ Trịnh Thị Lan, bộ môn Thủy Sản, Khoa Nông Nghiệp, Trường Đại Học An Giang)

Mục đích của thí nghiệm là xác định độ độc cấp tính của Nosema bombycis đối với cá rô đồng giống thông qua việc xác định giá trị LC50 (nồng độ gây chết 50% sinh vật trong một khoảng thời gian xác định của một hóa chất nào đó).

2.14.1 Phƣơng tiện

Nguồn Nosema bombycis: Sử dụng nguồn đã được trữ tại Bộ môn BVTV và đã được định danh tên loài.

Sinh vật thí nghiệm: Cá được bố trí thí nghiệm phải là cá khỏe mạnh và đã quen với điều kiện nuôi nhốt. Do vậy, khi bắt cá từ các cơ sở sản xuất giống về phải dưỡng cá. Cá được dưỡng trong bể composite có thể tích 2m3, cho ăn ngày 2 buổi, sáng 7 – 8 giờ và chiều 4 – 5 giờ. Thức ăn sử dụng là Shang Hai với 30% đạm và cỡ thức ăn là 1mm. Khi nước trong bể có dấu hiệu ô nhiễm (nước đục, quá xanh, đen,…) thì tiến hành thay nước ngay. Dưỡng cho đến khi trong bể cá không còn chết là có thể bố trí được. Thông thường thời gian dưỡng cá là 1- 2 tuần. Không cho cá ăn 1 ngày trước khi bố trí. Cá rô đồng, cá chép giống sau khi được bắt ra từ bể dưỡng sẽ được tuyển lại một lần nữa để loại bỏ những cá thể quá lớn, quá nhỏ hay bị dị tật, đảm bảo chúng khá đều nhau và bắt ngẫu nhiên cho vào từng keo.

2.14.2 Bố trí thí nghiệm

Trước khi bố trí phải cấp nước vào keo trước 1 đêm, nước sử dụng là nước máy đã sục khí hết chlorine (sục khí ít nhất là 1 đêm), dùng ca nhựa có định mức để cấp nước vào keo. Tiến trình thực hiện gồm 2 phần cụ thể như sau:

* Xác định khoảng gây độc (thí nghiệm thăm dò)

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 mức nồng độ khác nhau trong khoảng 101

-109 bào tử/ml và nghiệm thức đối chứng (không có thuốc). Thí nghiệm nhằm xác định khoảng nồng độ gây độc của Nosema bombycis đối với cá rô đồng (Anabas testudineus), ngưỡng dưới là nồng độ cao nhất gây chết không quá 10% sinh vật thí nghiệm sau 96 giờ bố trí và ngưỡng trên là nồng độ thấp nhất gây chết khoảng 90% sinh vật thí nghiệm sau 3-6 giờ bố trí. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và được bố trí trong keo thủy tinh 25 lít, trong mỗi keo chứa 16 lít nước và 30 cá rô đồng giống, sục khí liên tục và không cho ăn trong suốt thời gian thí nghiệm.

Theo dõi hoạt động cá hàng ngày và ghi nhận số cá chết ở các mốc: 3, 6, 9, 12, 24, 36, 48, 72, 96 giờ sau bố trí và vớt cá chết ra khỏi keo để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước trong keo

* Thí nghiệm xác định giá trị LC50-96 giờ.

Thí nghiệm xác định giá trị LC50 được tiến hành theo phương pháp nước tĩnh (Apha, 1985), môi trường nước không thay đổi trong 96 giờ.

Thí nghiệm được thực hiện trong keo thủy tinh 25 lít, không thay nước, sục khí liên tục. Năm mức nồng độ của dung dịch Nosema bombycis được bố trí nằm trong khoảng gây độc vừa được xác định ở thí nghiệm trên và có nghiệm thức đối chứng. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Mỗi keo chứa 16 lít nước và bố trí 30 cá rô đồng giống.

Trong suốt thời gian bố trí không cho cá ăn, theo dõi hoạt động của cá và ghi nhận số cá chết ở các mốc thời gian: 3, 6, 9, 12, 24, 32, 48, 72 và 96 giờ sau khi bố trí, và vớt cá chết ra để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước bố trí.

Phương pháp tính LC50:

Giá trị LC50-96 giờ được xác định dựa vào phương trình hồi quy tương quan tuyến tính dạng:

Y =aX + b Với: Y= arcsin (tỷ lệ chết)

X=log (nồng độ hóa chất thí nghiệm) b: hằng số

a: hệ số gốc

Theo dõi các chỉ tiêu môi trƣờng

Các chỉ tiêu môi trường như nhiệt độ, pH, DO, NH3, NO2-

được đo hàng ngày vào 2 thời điểm buổi sáng (7 – 8 giờ) và buổi chiều (15 – 16 giờ). Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, các chỉ tiêu khác được đo bằng kiểm định nhanh.

Xử lý kết quả

Số liệu được thu thập hàng ngày, sau đó thống kê trên excel và SPSS để tính giá trị LC50, so sánh từng nghiệm thức.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 37 - 38)