Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis đối với mật số ong mật

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 72 - 77)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

3.17 Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis đối với mật số ong mật

Apis mellifera Ligustica

Kiểm tra đàn ong mật trước khi tiến hành bố trí thí nghiệm

Trước khi tiến hành thí nghiệm, nguồn ong mật đã được chọn lựa cẩn thận, đạt các tiêu chuẩn cần thiết về độ sạch bệnh. Ong mật được kiểm tra một số chỉ tiêu như ở Bảng 3.1 trước khi tiến hành thí nghiệm.

Bảng 3.24: Một số hành vi của ong mật trước thí nghiệm tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Quan sát đàn ong trƣớc thí nghiệm

Tính ăn Cách bay Nosema * Tiêu chảy Dị tật Ve Varoa

Bt Bt Không Không Không Không

Ghi chú: Bt: bình thường, *: Nosema chuyên gây bệnh cho ong mật.

Kết quả cho thấy nguồn ong mật không mang mầm bệnh tiêu chảy (bệnh đặc biệt quan trọng trên ong mật). Bệnh này do 2 tác nhân Nosema apis và Nosema ceranae gây ra (các tác nhân này cùng giống Nosema bombycis với tác nhân được bố

trí trong thí nghiệm). Các mẫu ong đã được kiểm tra dưới kính hiển vi huỳnh quang để quan sát sự kí sinh của bào tử Nosema bombycis nhưng không thấy có sự xuất hiện. Nguồn ong mật không bị ve Varoa kí sinh, đây là loài ve kí sinh rất phổ biến, chúng làm cho ong mật suy yếu và có thể dẫn đến chết. Ong mật hoạt động bình thường, luôn luôn quạt gió để điều hòa nhiệt độ trong tổ. Kết quả kiểm tra đàn ong mật trước khi tiến

hành bố trí thí nghiệm cho thấy đàn ong mật đã đáp ứng đủ các điều kiện cho thí nghiệm, chúng hoàn toàn khỏe mạnh.

Theo dõi hành vi của ong mật sau khi ăn thức ăn có trộn Nosema bombycis

Kết quả Bảng 3.25 cho thấy trong suốt quá trình thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của Nosema bombycis trên ong mật, ong mật ở các nghiệm thức vẫn ăn bình thường, không có hiện tượng bỏ ăn, thức ăn luôn hết trong ngày và không có hiện tượng dư thừa. Ong mật vẫn làm nhiệm vụ quạt gió cho tổ khi nhiệt độ tăng cao.

Bảng 3.25: Một số hành vi của ong mật ở 15 ngày sau khi ăn thức ăn có trộn Nosema

bombycis tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Nghiệm thức

Nồng độ (bào tử/ml)

Hành vi hàng ngày của ong mật Tính ăn Cách

bay

Tiêu

chảy Dị tật Bệnh khác

Đối chứng Bt Bt Không Không Không

N. bombycis 103 Bt Bt Không Không Không

N. bombycis 105 Bt Bt Không Không Không

N. bombycis 107 Bt Bt Không Không Không

N. bombycis 109 Bt Bt Không Không Không

Ghi chú: Bt: bình thường

Không có hiện tượng tiêu chảy xảy ra khi ong mật sử dụng thức ăn có trộn

Nosema bombycis ong mật thảy phân bình thường, không đi phân lung tung trên nắp và

vách thùng, không xuất hiện phân ướt màu vàng (phân ướt và có màu vàng là triệu chứng của bệnh tiêu chảy trên ong mật). Như vậy, sau 15 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, Nosema bombycis không phải là tác nhân gây bệnh tiêu chảy trên ong mật tại thời điểm quan sát. Ở tất cả các nghiệm thức ong mật vẫn hoạt động bình thường, ong bay bình thường không có hiện tượng chao đảo và không có hiện tượng dị tật xảy ra trên ong mật khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả quan sát trong quá trình thí nghiệm cho thấy Nosema bombycis không gây ra hiện tượng bất thường ở các hành vi của ong mật.

Tỉ lệ ong mật chết tại các thời điểm thí nghiệm

Kết quả nghiên cứu được ghi nhận từ Bảng 3.26 cho thấy vào thời điểm 3 ngày sau khi ăn (NSKA) ở nghiệm thức 107

bào tử/ml có tỉ lệ ong mật chết cao nhất (3,17%) và ở nghiệm thức đối chứng có tỉ lệ ong mật chết thấp nhất (1,92%). Tuy nhiên, tỉ lệ chết của ong mật ở các nghiệm thức trong thí nghiệm không khác biệt qua phân tích thống kê. Điều này có thể lý giải rằng, sau 3 ngày thí nghiệm ong mật chết có thể do yếu tố sinh lý, do nhiệt độ cao trong không khí và cũng có thể do tập quán sinh sống của chúng thay đổi. Ở thời điểm này vẫn chưa thể khẳng định Nosema bombycis có ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của ong mật.

Vào thời điểm 5 NSKA, ở nghiệm thức 109

bào tử/ml có tỉ lệ chết cao nhất (5,33%), trong khi đó nghiệm thức 103

bào tử/ml có tỉ lệ chết thấp nhất, nhưng tỉ lệ chết sau 5 ngày thí nghiệm không khác biệt qua phân tích thống kê. Từ kết quả đó cho thấy Nosema bombycis vẫn chưa cho thấy khả năng gây hại lên ong mật sau 5 ngày thí

nghiệm. Như vậy số lượng ong mật chết có thể do cạnh tranh thức ăn và do sinh lý của chúng.

Thời điểm 7 NSKA là thời điểm ong mật ăn thức ăn có chứa Nosema bombycis lần cuối (sau 7 ngày sẽ ăn lại thức ăn bình thường). Vào thời điểm này ở nghiệm thức 105 bào tử/ml có tỉ lệ ong mật chết cao nhất (7,67%) khi đó ở nghiệm thức 103 bào tử/ml có tỉ lệ ong mật chết thấp nhất. Tỉ lệ chết ở các nghiệm thức vẫn tương đương nhau và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Theo báo cáo của Mariano (2007) cho thấy, Nosema ceranae (gây bệnh tiêu chảy trên ong mật) đã gây chết 94,1% số lượng ong mật trong thí nghiệm ở thời điểm 7 ngày sau khi ăn, và 100% ong mật chết sau 8 ngày ở liều 1,25x105 bào tử/ml. Nhưng Nosema bombycis trong thí nghiệm này mặc dù cùng giống Nosema bombycis với thí nghiệm của Mariano, tuy nhiên vẫn chưa thấy khả năng có thể gây hại lên ong mật.

Bảng 3.26: Tỉ lệ ong mật chết ở các nghiệm thức ở các thời điểm quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Nghiệm thức

Tỉ lệ (%) ong mật chết ở các ngày sau khi ăn (NSKA) 3 5 7 9 12 15 ĐC 1,92 3,50 5,75 8,08 11,58 15,50 N. bombycis 103 bào tử/ml 2,00 2,83 5,50 7,17 10,66 14,75 N. bombycis 105 bào tử/ml 2,00 5,00 7,67 9,83 13,58 17,08 N. bombycis 107 bào tử/ml 3,17 4,83 7,17 9,59 13,25 15,83 N.bombycis 109 bào tử/ml 2,83 5,33 7,08 9,67 12,67 15,34 F ns ns ns ns ns ns CV (%) 58,98 51,96 44 34,64 26,70 21,99

Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Ở thời điểm 9 NSKA, vẫn không có sự đột biến về tỉ lệ chết của ong mật ở các nghiệm thức, ở nghiệm thức 105

bào tử/ml có tỉ lệ chết cao nhất (9,83%) và ở nghiệm thức 103

bào tử/ml có tỉ lệ ong mật chết thấp nhất (7,17%). Qua 9 ngày thí nghiệm, tỉ lệ chết của ong mật tăng dần nhưng vẫn không có khác biệt qua phân tích thống kê với nghiệm thức đối chứng. Chính vì vậy Nosema bombycis vẫn không gây hại trên ong mật sau 9 ngày ăn thức ăn có chứa Nosema bombycis Vào thời điểm 12 NSKA tỉ lệ ong mật chết ở nghiệm thức 105

bào tử/ml cao nhất (13,58%) và ở nghiệm thức 103 bào tử/ml vẫn có tỉ lệ chết thấp nhất (10,66%), tuy nhiên tỉ lệ chết ở các nghiệm thức vẫn không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Ong mật sau 12 ngày thí nghiệm vẫn chưa bị tác động bởi Nosema bombycis. Ở 15 NSKA, đây là thời điểm lấy chỉ tiêu lần cuối và kết thúc thí nghiệm, ở thời điểm này tỉ lệ chết ở nghiệm thức 105

bào tử/ml là cao nhất (17,08%), tỉ lệ chết ở nghiệm thức 103

bào tử/ml thấp nhất nhưng không khác biệt qua phân tích thống kê.

Tóm lại: Nosema bombycis không có khả năng gây bệnh tiêu chảy trên ong mật, không phải là tác nhân gây chết trên ong mật và an toàn cho ong mật trong quá trình tiếp nhận cho đến thời điểm kết thúc thí nghiệm.

Tỉ lệ ong mật chết có hiện diện Nosema bombycis trong cơ thể

Ong mật chết trong thí nghiệm được ghi nhận theo 2 trường hợp: một là ong mật chết trong cơ thể không có xuất hiện bào tử Nosema bombycis và hai là ong mật chết

trong cơ thể có xuất hiện bào tử Nosema bombycis.

Qua kết quả Bảng 3.27 cho thấy trong thời gian 15 ngày thí nghiệm, ở nghiệm thức đối chứng không hiện diện Nosema bombycis trong cơ thể ong mật chết. Kết quả này chứng tỏ rằng trong suốt quá trình thí nghiệm Nosema bombycis ở các nghiệm thức có sử dụng bào tử Nosema bombycis không lây lan sang nghiệm thức đối chứng. Qua đó cũng cho thấy rằng nguồn ong mật thí nghiệm vẫn đảm bảo độ sạch kí sinh trùng.

Bảng 3.27: Tỉ lệ ong mật chết có Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể quan sát

tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Nghiệm thức Tỉ lệ (%) ong mật chết ở các NSKA

3 5 7 9 12 15

ĐC 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 c 0,00 c 103 0,17ab 0,42 b 0,83 b 1,75 b 2,50 b 4,16 b 105 0,25ab 0,67 b 0,84 b 1,24 b 2,99 b 4,16 b 107 0,17ab 0,67 b 1,33 b 1,75 b 3,17 b 4,67 b 109 0,75a 2,99a 4,58a 6,33 a 8,17a 10,09a

F * * * * * *

CV (%) 50,32 47,69 37,73 23,08 15,36 9,79

Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Qua các thời điểm lấy chỉ tiêu cho thấy, ở nghiệm thức 109

bào tử/ml luôn luôn có tỉ lệ ong mật chết có bào tử Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể cao hơn các

nghiệm thức khác, cụ thể vào thời điểm 3 NSKA là 0,75%, 5 NSKA là 2,99%, 7 NSKA là 4,58%, 9 NSKA là 6,33%, 12 NSKA là 8,17% và ở 15 NSKA là 10,09%. Qua kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ ong mật chết có hiện diện Nosema bombycis ở

nghiệm thức 109

bào tử/ml luôn có sự khác biệt qua phân tích thống kê với các nghiệm thức còn lại. Điều này có thể giải thích rằng: ở nghiệm thức 109

bào tử/ml là nghiệm thức có chứa mật số bào tử Nosema bombycis thí nghiệm cao nhất. Vì thế trong quá

trình ong mật sử dụng thức ăn thì mật số Nosema bombycis trong cơ thể của ong mật cũng sẽ cao hơn các nghiệm thức còn lại và điều này phù hợp với các nồng độ được bố trí trong thí nghiệm.

Khi phân tích mẫu ong mật chết, ở các nghiệm thức có cho ăn Nosema bombycis thì có sự hiện diện của bào tử Nosema bombycis Mặc dù bào tử Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể ong mật chết thì vẫn chưa có căn cứ xác định ong mật chết là do

Nosema bombycis gây ra. Bởi vì trong quá trình thí nghiệm, tất cả các nghiệm thức bố

trí đều có tỉ lệ ong mật chết như nhau và không có sự khác biệt qua phân tích thống kê với nghiệm thức đối chứng (Bảng 3.27). Điều đó cho thấy Nosema bombycis không

phải là nguyên nhân gây chết cho ong mật trong quá trình thí nghiệm (15 ngày).

Kết quả Bảng 3.28 cho thấy, qua các thời điểm thí nghiệm thì nghiệm thức 109 bào tử/ml luôn có mật số trung bình cao hơn các nghiệm thức còn lại, điều này hợp lý vì ở nghiệm thức này có nồng độ Nosema bombycis cao nhất. Sau 15 ngày thí nghiệm, mật số Nosema bombycis hiện diện trong ong mật chết không có sự gia tăng đột biến. Nguyên nhân chết của ong mật không phải do Nosema bombycis gây ra mặc dù trong cơ thể của ong mật chết có sự hiện diện của Nosema bombycis.

Bảng 3.28: Mật số trung bình của Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể ong mật chết quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO–Bộ môn BVTV–ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Nghiệm thức

Mật số của Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể ong mật chết (NSKA)(bào tử/ong) 3 5 7 9 12 15 ĐC 0 0 0 0 0 0 103 bào tử/ml 6,2 x103 5,1 x103 2,3 x103 1,2 x103 2 x103 7 x103 105 bào tử/ml 5,5 x104 3,8 x104 2,3 x104 7,3 x104 2,6 x104 2,2 x104 107 bào tử/ml 2,5 x104 1,2 x105 2,3 x104 3,8 x105 4,8 x105 1,2 x105 109 bào tử/ml 5,6 x106 7,2 x106 3,2 x106 9,2 x106 3,5 x106 7,2 x106

Tỉ lệ ong mật còn sống có Nosema bombycis hiện diện và mật số trung bình sau khi thí nghiệm kết thúc

Bảng 3.29: Tỉ lệ ong mật còn sống có Nosema bombycis hiện diện ở 15 ngày sau khi ăn và mật số trung bình quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO–Bộ môn BVTV– ĐHCT, tháng 1-4/2010.

Nghiệm thức Tỉ lệ (%) Ong mật còn sống có chứa

Nosema bombycis Mật số Nosema bombycis (bào tử/ong) ĐC 0 c 0 103 bào tử/ml 32,50 b 6,25 x104 105 bào tử/ml 32,50 b 2,75 x105 107 bào tử/ml 57,50 ab 9,88 x105 109 bào tử/ml 70 a 9,75 x107 F * CV (%) 48,48

Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Sau 15 ngày thí nghiệm ong mật còn sống sẽ được kiểm tra về tỉ lệ Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể và mật số Nosema bombycis có trong cơ thể ong, chỉ

tiêu này giúp xác định khả năng chịu đựng của ong mật còn sống đối với sự hiện diện của Nosema bombycis trong cơ thể. Qua kết quả Bảng 3.29 cho thấy, ong mật còn

sống sau 15 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức 109

bào tử/ml có tỉ lệ Nosema bombycis

hiện diện rất cao (70%), ở nghiệm thức 107

bào tử/ml có tỉ lệ Nosema bombycis hiện

diện cũng khá cao (57,50 %) và không khác biệt về qua phân tích thống kê với nghiệm thức 109

trong cơ thể. Chính vì vậy nghiệm thức 109

bào tử/ml có sự khác biệt qua phân tích thống kê so với nghiệm thức đối chứng.

Ở nghiệm thức đối chứng không thể xác định được mật số Nosema bombycis vì sau khi thí nghiệm kết thúc, nghiệm thức đối chứng hoàn toàn không bị Nosema bombycis ở các nghiệm thức khác xâm nhiễm. Lần lượt ở các nghiệm thức 103 bào tử/ml, 105

bào tử/ml, 107 bào tử/ml đều có mật số rất thấp, và không có sự đột biến về mật số. Ở nghiệm thức 109

bào tử/ml Nosema bombycis hiện diện trong cơ thể ong mật có mật số rất cao (9,75 x107 bào tử/ml), như vậy ong mật có khả năng chống chịu rất tốt đối với Nosema bombycis. Qua đó cho thấy Nosema bombycis mặc dù hiện diện rất nhiều trong cơ thể ong mật nhưng chúng không có khả năng gây chết ong mật.

Như vậy, thông qua thí nghiệm này có thể kết luận rằng Nosema bombycis đang nghiên cứu không gây hại cho ong mật Apis mellifera. Bằng chứng là sau khi kết thúc thí nghiệm ở các nghiệm thức cho ong mật ăn thức ăn có trộn Nosema bombycis , tất cả các chỉ tiêu về hành vi của ong mật được quan sát rất bình thường, đặc biệt không gây bệnh tiêu chảy cho ong mật. Thí nghiệm này không thể xác định được trị số LC50 do

Nosema bombycis không ảnh hưởng đến ong mật và tỉ lệ chết của ong mật sau thí

nghiệm thấp.

3.18 Khảo sát các ảnh hƣởng của Nosema bombycis lên cá rô đồng giống để xác định giá trị LC50

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 72 - 77)