11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở
3.27 Khảo sát độ hữu hiệu của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp tại ruộng bắp cả
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 2 năm 2011 tại ruộng của nông dân Trần Văn Phền
Bảng 3.59: Mật số sâu ăn tạp trên ruộng cải bắp qua các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Mật số sâu ăn tạp (con/cây)
18/12 21/12 24/12 31/12 3/1 6/1 9/1
N. bombycis 28,7 50,8 14,9 1,7 0,5 0,4 0,3
Hóa học 28,1 1 0,9 0,1 0,2 0,2 0,2
Trong suốt quá trình thí nghiễm diễn ra có ba lần phun thuốc vào các ngày: 18/12, 26/12 và 31/12. Ngoài sự hiện diện của sâu ăn tạp được ghi nhận, còn có sự gây hại của sâu tơ và bọ nhảy ở mức độ không đáng kể.
Tại thời điểm trước khi phun (18 tháng 12) ta thấy mật số sâu ăn tạp ở hai nghiệm thức là tương đương nhau (28,7con/cây đối với Nosema bombycis và
28,1con/cây đối với nghiệm thức hóa học). Đến thời điểm ba ngày sau khi phun lần 1 (21 tháng 12), mật số sâu ở nghiệm thức phun Nosema bombycis tăng một cách đáng kể lên đến 50,8 con/cây nhưng ở các lần lấy chỉ tiêu tiếp theo, sáu ngày sau khi phun lần 1 (24 tháng 12), thì mật số đã bắt đầu giảm xuống chỉ còn 14,9 con/cây và năm ngày sau khi phun lần 2 (31 tháng 12) thì mật số chỉ còn 1,7 con/cây. Điều này có thể giải thích là do Nosema bombycis thuộc nhóm vi sinh vật ký sinh lên côn trùng nên
chúng cần có thời gian để xâm nhập vào cơ thể côn trùng và nhân mật số đến một mức nào đó mới đủ để giết chết ký chủ, nên Nosema bombycis có hiệu lực diệt sâu chậm hơn so với thuốc hóa học. Trong khi đó, đối với nghiệm thức phun thuốc hóa học, do đặc điểm diệt sâu nhanh và mạnh, ta thấy mật số sâu giảm nhanh ngay ở thời điểm ba
ngày sau khi phun lần 1 xuống chỉ còn 1 con/cây và giữ ổn định trong suốt quá trình làm thí nghiệm. Đến thời điểm ba ngày sau khi phun lần 3 (3 tháng 1) nghiệm thức phun Nosema bombycis bắt đầu thể hiện hiệu lực diệt sâu kéo dài, mật số sâu lúc này chỉ còn khoảng 0,5 con/cây, chênh lệch không nhiều so với nghiệm thức phun thuốc hóa học (0,2 con/cây). Sau đó mật số sâu ăn tạp ở cả hai nghiệm thức đều ổn định ở khoảng 0,2 – 0,3 con/cây cho đến lúc kết thúc thí nghiệm.
Bảng 3.60: Năng suất cải bắp trên ruộng thí nghiệm
Nghiệm thức Năng suất lý thuyết (kg/cây) Năng suất thực tế (tấn/ha) Thành phẩm Phế phẩm Thành phẩm Phế phẩm
N. bombycis 1,15 0,91 22,35 1,8
Hóa học 1,42 0,95 22,6 0,9
Qua bảng số liệu thu được, ta thấy năng suất thành phẩm (cả lý thuyết và thực tế) ở nghiệm thức phun thuốc hóa học đều cao hơn so với nghiệm thức phun Nosema bombycis. Năng suất thành phẩm lý thuyết của nghiệm thức hóa học là 1,42 kg/cây,
trong khi đó năng suất tương ứng của nghiệm thức Nosema bombycis là 1,15 kg/cây
(nhiều hơn 0,27 kg/cây). Tương tự đối với năng suất thực tế, nghiệm thức hóa học có năng suất thành phẩm nhiều hơn 0,25 tấn/ha (22,6 tấn/ha so với 22,35 tấn/ha). Điều này có thể lý giải do mật số sâu ở nghiệm thức phun thuốc hóa học ít hơn nên sự thiệt hại đến năng suất cũng nhỏ hơn so với nghiệm thức Nosema bombycis.