Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis đối với chuột bạch Mus musculus

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 84 - 91)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

3.20 Khảo sát ảnh hƣởng của Nosema bombycis đối với chuột bạch Mus musculus

trong điều kiện nhà lƣới

Kiểm tra một số biểu hiện lâm sàng của chuột bạch trước thí nghiêm

Trước khi thí nghiệm được diễn ra một số đánh giá về biểu hiện lâm sàng tiến hành như: màu lông chuột, màu đuôi chuột, tính ăn, dạng phân, cách di chuyển, run, co giật,... để xác định mức độ khỏe mạnh của chuột bạch. Như vậy, qua đánh giá trước thí nghiệm, Bảng 3.34 cho thấy tình trạng sức khỏe chuột rất tốt. Đuôi chuột có màu hồng có nhiều mạch máu, chuột di chuyển nhiều, chuột bạch có màu mắt đỏ và ăn mạnh. Không phát hiện chuột có biểu hiện của tiêu chảy, co giật, run, ho hoặc một số bệnh ngoài da hoặc bệnh kí sinh truyền nhiễm khác, kết quả này phù hợp với Nguyễn Hữu Hưng (2000) về một số biểu hiện của chuột khỏe dùng trong thí nghiệm.

Bảng 3.34: Một số đánh giá cảm quan trước khi diễn ra thí nghiệm chuột bạch tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010.

Nghiệm thức

Chỉ tiêu đánh giá Tính ăn Dạng phân Di chuyển Dị tật

Triệu chứng bất thƣờng

ĐC Bt Khô Bt Không Không

103 bào tử/ml Bt Khô Bt Không Không

105 bào tử/ml Bt Khô Bt Không Không

107 bào tử/ml Bt Khô Bt Không Không

109 bào tử/ml Bt Khô Bt Không Không

Ghi chú: Bt: bình thường

Qua phân tích mẫu phân của chuột bạch cho thấy trong phân không chứa bào tử

Nosema bombycis hiện diện. Như vậy thông qua một số chỉ tiêu đánh giá trên có thể

thấy rằng chuột bạch hoàn toàn khỏe mạnh.

Trọng lượng của chuột bạch trước và sau khi thí nghiệm kết thúc

Bảng 3.35: Trọng lượng của chuột bạch trước và sau khi thí nghiệm kết thúc tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010.

Nghiệm thức Trước TN Trọng lượng trước và sau thí nghiệm (g/con) Sau TN % Tăng trọng ĐC 33,22 38,52 19,14 N.bombycis 103 bào tử/ml 33,13 40,05 22,51 N. bombycis 105 bào tử/ml 30,93 40,38 24,38 N.bombycis 107 bào tử/ml 32,05 37,73 19,71 N. bombycis 109 bào tử/ml 30,93 36,20 21,88 F ns ns ns CV (%) 10,72 8,97 20,20

Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê. *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Qua kết quả bảng 3.35 cho thấy trọng lượng của chuột bạch trước khi thí nghiệm diễn ra ở tất cả các nghiệm thức đều tương đồng với nhau và không có sự khác

biệt qua thống kê. Trọng lượng trung bình của chuột bạch thí nghiệm là 32±1,12(g)/con.

Sau khi thí nghiệm kết thúc (3 tháng), trọng lượng trung bình của chuột bạch ở nghiệm thức 105

bào tử/ml cao nhất 40,38g/con, và ở nghiệm thức 109 bào tử/ml có trọng lượng trung bình thấp nhất 36,20g/con.Tuy nhiên việc tăng trọng giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm lại không có sự khác biệt về mặt thống kê.

Như vậy qua bảng 3.35 cho thấy sau khi kết thúc thí nghiệm, % tăng trọng của chuột bạch ở nghiệm thức 105

bào tử/ml là cao nhất 24,38%, tiếp theo là nghiệm thức 103 bào tử/ml 22,51% và nghiệm thức đối chứng là thấp nhất 19,14%. Nghiệm thức 109 bào tử/ml là nghiệm thức có nồng độ Nosema bombycis cao nhất tuy nhiên qua kết quả trên nhận thấy chuột vẫn tăng trọng bình thường không có khác biệt so với nghiệm thức đối chứng không cho uống Nosema bombycis. Tất cả các nghiệm thức trong thí

nghiệm qua kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt. Có thể nhận xét rằng

Nosema bombycis không ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của chuột bạch qua quá

trình thí nghiệm.

Ghi nhận một số triệu chứng lâm sàng của chuột bạch sau khi uống Nosema bombycis

Kết quả được trình bày ở bảng 3.36

Bảng 3.36: Triệu chứng lâm sàng của chuột bạch sau khi uống Nosema bombycis tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010.

Nghiệm thức

Biểu hiện lâm sàng Run chân Chạy hoảng loạn Dựng lông Co giật toàn thân Di chuyển Tiêu chảy Dị tật Tính ăn Triệu chứng bất thường ĐC Không Không Không Không Bt Không Không Bt Không 103 bào tử/ml Không Không Không Không Bt Không Không Bt Không 105 bào tử/ml Không Không Không Không Bt Không Không Bt Không 107 bào tử/ml Không Không Không Không Bt Không Không Bt Không 109 bào tử/ml Không Không Không Không Bt Không Không Bt Không

Ghi chú: Bt: bình thường

Kết quả bảng 3.36 cho thấy sau khi chuột bạch uống Nosema bombycis thì một số biểu hiện lâm sàng như: co giật, run rẩy, chạy hoảng loạn, dựng lông không xảy ở các nghiệm thức thí nghiệm. Chuột vẫn sinh trưởng, phát triển và ăn bình thường, không có hiện tượng tiêu chảy xảy ra. Có thể độc lực của Nosema bombycis không đủ mạnh hoặc có thể Nosema bombycis không có khả năng gây hại cho chuột bạch nên

không có bất cứ biểu hiện lâm sàng bất thường nào xảy ra. Bảng 3.36 là bảng số liệu của các thời điểm quan sát, do ở các thời điểm quan sát không thấy có biểu hiện bất thường nên số liệu được trình bày dạng tổng hợp trong suốt quá trình thí nghiệm.

Bảng 3.37: Tỉ lệ chuột bạch chết ở các thời điểm thí nghiệm tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010.

Nghiệm Thức Tỉ lệ chuột bạch chết ở các ngày sau khi uống

3 5 7 9 12 15 30 45 60 75 90 ĐC 0 0 0 0 0 8,33 8,33 8,33 8,33 8,33 8,33 103 bào tử/ml 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 105 bào tử/ml 0 0 0 0 0 0 8,33 8,33 8,33 8,33 8,33 107 bào tử/ml 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 109 bào tử/ml 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 F ns ns ns ns ns ns CV (%) 20,65 28,14 33,26 33,26 33,26 33,26

Trong cùng một cột các số có ký tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê qua phép thử Duncan. ns: không khác biệt có ý nghĩa thống kê. *: khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Dựa vào kết quả Bảng 3.37 cho thấy ở các thời điểm 3, 5, 7, 9, 12 ngày sau khi uống (NSKU) Nosema bombycis thì chuột bạch ở các nghiệm thức thí nghiệm không

chết, chuột vẫn phát triển bình thường. Bắt đầu từ ngày thứ 15 trở đi ở nghiệm thức đối chứng đã xuất hiện 1 con chuột chết (8,33%) và sau 90 ngày thí nghiệm ở nghiệm thức này không xuất hiện chuột chết nữa. Cho đến thời điểm 30 ngày sau khi uống Nosema

bombycis ở nghiệm thức 105 bào tử/ml có xuất hiện 1 con chuột chết chiếm 8,33% và cũng giống như ở nghiệm thức đối chứng sau 90 ngày thí nghiệm thì ở nghiệm thức này cũng không còn xuất hiện chuột chết. Trong suốt quá trình thí nghiệm ở các nghiệm thức 109

bào tử/ml, 107 bào tử/ml, 103 bào tử/ml không xuất hiện chuột chết. Qua kết quả thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm không có sự khác biệt qua phân tích thống kê. Như vậy trong suốt quá trình thí nghiệm tổng cộng có 2 chuột thí nghiệm chết trong tổng số 60 chuột bạch mang thí nghiệm. Chuột chết được tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu về sự hiện diện của Nosema bombycis (nếu có) trong

máu, phân, và trong ruột của chuột chết (Bảng 3.38).

Bảng 3.38: Đếm mật số N. bombycis của mẫu chuột chết dưới kính hiển vi huỳnh quang tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010.

Chỉ tiêu phân tích Nghiệm thức

ĐC (n=1) 105

bào tử/ml (n=1)

Máu (bào tử/ml) _ _

Phân (bào tử/ml) _ _

Ruột (bào tử/ml) _ _

Máu của chuột bạch chết ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 105 bào tử/ml được xem dưới kính hiển vi huỳnh quang (máu được lấy từ tim) sau khi quan sát không phát hiện bào tử Nosema bombycis hiện diện. Trong phân và trong ruột của

chuột bạch sau khi quan sát vẫn không phát hiện Nosema bombycis hiện diện. Nguyên nhân của chuột chết có thể do điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao (330C), ẩm độ thấp (55%) hoặc có thể chết do yếu tố sinh lý.

Như vậy qua thí nghiệm này cho thấy sau khi chuột uống liên tục Nosema bombycis trong vòng 7 ngày và nuôi dưỡng cho đến khi kết thúc thí nghiệm (3 tháng),

có thể nhận xét rằng Nosema bombycis không ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của chuột bạch thí nghiệm. Không thể tính được trị số LD50 trên chuột bạch vì Nosema bombycis

không phải là tác nhân gây chết trên chuột bạch.

Mật số Nosema bombycis trong phân của chuột bạch sau khi uống Nosema bombycis tại các thời điểm quan sát.

Qua Bảng 3.39 cho thấy chuột bạch sau 1 ngày uống Nosema bombycis khi

kiểm tra trong phân thấy có hiện diện Nosema bombycis ở nghiệm thức 107

bào tử/ml và nghiệm thức 109

bào tử/ml, và không phát hiện Nosema bombycis ở các nghiệm

thức còn lại. Như vậy chứng tỏ rằng Nosema bombycis được chuột bạch tiêu hóa ra bên ngoài dưới dạng phân. Ở các nghiệm thức 103

bào tử/ml và 105 bào tử/ml trong phân không phát hiện Nosema bombycis, nguyên nhân không phát hiện là do ở hai nghiệm thức này có mật số Nosema bombycis thí nghiệm rất thấp.

Bảng 3.39: Mật số Nosema bombycis trong phân của chuột bạch ở các thời điểm

quan sát tại phòng thí nghiệm NEDO – Bộ môn BVTV – ĐHCT, tháng 2-6/2010. Nghiệm

thức

Mật số Nosema bombycis trong phân chuột tại các thời điểm (bào tử/0,2g phân) 1 3 5 7 9 12 15 30 45 60 75 90 ĐC 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 103 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 105 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 107 2,5x103 1,02x103 3,2x103 5,7x103 0 0 0 0 0 0 0 0 109 5,1x105 4x103 2,9x103 7,6x103 4,5x103 0 0 0 0 0 0 0

Ở thời điểm 3, 5, 7 ngày sau khi uống ở nghiệm thức 107

bào tử/ml, 109 bào tử/ml có phát hiện Nosema bombycis trong phân vì chuột bạch được uống Nosema bombycis liên tục 7 ngày.

Ở thời điểm 9 ngày sau khi uống ở nghiệm thức 107

bào tử/ml không còn phát hiện

Nosema bombycis trong phân, có thể trước đó Nosema bombycis đã được tiêu hóa hết,

ở nghiệm thức 109

bào tử/ml vẫn còn phát hiện Nosema bombycis trong phân ở thời điểm này vì chuột bạch uống Nosema bombycis có nồng độ cao nhất.

Ở các thời điểm từ 12 ngày sau khi uống cho đến kết thúc thí nghiệm (90 ngày) khi kiểm tra trong phân của chuột bạch ở các nghiệm thức không còn phát hiện

Nosema bombycis hiện diện, có thể Nosema bombycis trong cơ thể của chuột bạch đã

được tiêu hóa hết. Qua số liệu này cho thấy rõ hơn về việc Nosema bombycis được

Phân tích chỉ tiêu sinh lý máu của chuột bạch sau khi kết thúc thí nghiệm

Kết quả xét nghiệm sinh lí của chuột bạch được Bệnh viện 121 – TP. Cần Thơ thực hiện.

Bảng 3.40: Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu sinh lí máu của chuột bạch tại phòng thí nghiệm Bệnh viện 121 – TP. Cần Thơ - tháng 6/2010.

NT Chỉ tiêu

ĐC bào tử/ml 103 bào tử/ml 105 bào tử/ml 107 bào tử/ml 109

Tiêu chuẩn sinh lí bình thường Bạch cầu (nghìn/mm3) 10,8±1,9 8,4±1,9 8,6±0,15 10,9±1,7 8,9±2,5 8- 10 Hồng cầu (triệu/mm3 ) 7,87±0,54 8,13±0,45 7,83±0,69 7,32±0,69 8,17±0,52 6-10 Nồng độ Hb trong máu (g/L) 114±5,2 120±8,0 115±2,65 101±2,08 118±4,51 120-150 Hematoric (ml/100ml) 44,9±0,02 49,4±0,02 48,2±0,04 44,5±0,02 49,±0,02 42-50 Số lượng tiểu cầu (/L) x1012 1±0,19 1,18±0,2 1,11±0,24 1,05±0,15 1,09±0,33 LYM% 83±5,04 78±10,13 80±10,02 76±9,12 64±10,11 35-90 NEUT% 16±10,04 21±5,14 19±2,02 23±10,12 35±2,02 10-40

Ghi chú: LYM: Lymphocytes, NEUT: Neutrophiles, Hb: Hemoglobine (Mức sinh lý bình thường theo giáo trình động vật thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hưng, 2000).

Qua bảng kết quả Bảng 3.40 cho thấy hàm lượng bạch cầu, hồng cầu trong máu ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều nằm trong giới hạn sinh lí bình thường của chuột bạch.

Hàm lượng Hematoric, LYM, NEUT và nồng độ Hb trong máu ở tất cả các nghiệm thức đều nằm trong giới hạn sinh lí bình thường của chuột. Do chưa tìm được nguồn tài liệu công bố về số lượng tiểu cầu trong máu của chuột bạch làm thang đánh giá nên kết quả so sánh sẽ được căn cứ vào trị số trung bình của nghiệm thức đối chứng (không uống Nosema bombycis ). Qua Bảng 3.12 thấy rằng số lượng tiểu cầu ở các

nghiệm thức có cho uống Nosema bombycis đều nằm trong giới hạn sinh lí của chuột ở nghiệm thức đối chứng (1±0.19).

Tóm lại: qua thí nghiệm này cho thấy Nosema bombycis không ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh lí của máu chuột bạch.

Phân tích chỉ tiêu sinh hóa máu của chuột bạch tại bệnh viện 121-TP. Cần Thơ

Bảng 3.41: Kết quả xét nghiệm chỉ tiêu sinh hóa của chuột bạch tại phòng thí nghiệm Bệnh viện 121 – TP. Cần Thơ - tháng 6/2010. NT Chỉ tiêu ĐC 103 bào tử/ml 105 bào tử/ml 107 bào tử/ml 109 bào tử/ml bình thƣờng GLU (mg%) 97,3±38,13 127,08±52,1 124,8±13,4 112,3±11,3 126,2±7,9 82 - 266 CHOL(mg/100ml) 180,3±24,5 169,8±25,8 165,9±19 173,9±7,9 166±27,6 149- 244 ALB (mg/100ml) 3,62±1,31 3,90±1,65 3,7±1,67 3,6±1,44 3,53±1,09 3,5-4,5 PRO (mg/100ml) 5,97±0,52 5,87±0,93 6,20±0,2 6,2±0,13 6,06±0,64 4 - 6,2 AST (U/L) 214,3±49,9 215,6±67,1 234,3±75,8 227,3±47,7 225,3±59,3 ALT (U/L) 86±20,9 73,67±15 85,6±33,08 88,6±21,2 70,67±7,57 URE (mg/100ml) 74,67±3,2 73,58±3,6 85,8±49,7 80,3±3,4 77,4±4,2 CRE (mg/100ml) 0,86±0,06 0,88±0,03 0,81±0,11 0,95±0,28 0,86±0,17 BIL-T(mg/100ml) 0,17±0,05 0,2±0,12 0,17±0,02 0,12±0,00 0,18±0,02

Ghi chú: GLU: Glucose; CHOL:Cholesteron; ALB: Albumines; PRO: Protein; AST: Alanin aminotransferase; ALT: Aspartate aminotransferase; CRE: creatinin. (Mức sinh hóa bình thường theo giáo trình động vật thí nghiệm của Nguyễn Hữu Hưng, 2000).

Kết quả xét nghiệm Bảng 3.41 cho thấy hàm lượng Glucose, ALB, PRO, CHOL trong máu của chuột bạch vẫn nằm trong giới hạn sinh lí tiêu chuẩn của chuột khỏe Glucose (82 - 266) , ALB (3,5-4,5), PRO (4 - 6,2), CHOL (149-244). Ở các chỉ tiêu còn lại như: AST, ALT, URE, CRE, BIL-T do chưa tìm được nguồn tài liệu công bố về hàm lượng bình thường trong máu của chuột bạch nên kết quả so sánh sẽ được căn cứ vào trị số trung bình của nghiệm thức đối chứng (không uống Nosema bombycis ) Bảng 3.41 cho thấy hàm lượng AST trong máu của nghiệm thức đối chứng và các nghiệm thức có uống Nosema bombycis không có sự gia tăng đột biến, không vượt qua giới hạn 214,3±49,9 của nghiệm thức đối chứng chính vì vậy chưa thấy được sự biến đổi trong hàm lượng AST. Giống như ở hàm lượng AST trong máu, một số chỉ tiêu còn lại như ALT, URE, CRE, BIL-T ở các nghiệm thức có cho uống Nosema bombycis không có sự gia tăng và khác biệt so với nghiệm thức đối chứng và các chỉ số nay vẫn nằm trong giới hạn sinh lí của nghiệm thức đối chứng.

Giải phẫu vi thể các cơ quan nội tạng của chuột bạch sau thí nghiệm

Bảng 3.42: Kết quả chuẩn đoán bệnh lí của chuột bạch sau khi tiến hành giải phẫu tại phòng thí nghiệm Bệnh viện Thú Y – ĐHNL TP.HCM - tháng 6/2010.

Nghiệm thức Chỉ tiêu phân tích

LL GAN THẬN LÁCH RUỘT

ĐC 1 2 Bt Sung huyết nhẹ, vài giọt mỡ Bt Bt Bt Bt Bt Bt

3 Bt Bt Bt Bt 103 bào tử/ml 1 Bt Bt Bt Bt 2 Bt Bt Bt Bt 3 Bt, vài giọt mỡ Bt Bt Bt 105 bào tử/ml 1 Sung huyết nhẹ Bt Bt Bt 2 Bt Bt Bt Bt 3 Bt Bt Bt Bt 107 bào tử/ml 1 Bt Bt Bt Bt 2 Bt, vài giọt mỡ Bt Bt Bt 3 Bt Bt Bt Bt 109 bào tử/ml 1 Bt, vài giọt mỡ Bt Bt Bt 2 Bt Bt Bt Bt 3 Bt Bt Bt Bt

Ghi chú: Bt: bình thường, LL: lặp lại (Kết quả chuẩn đoán: TS. Nguyễn Văn Khanh, bệnh viện thú y, Đại học Nông Lâm-TP.HCM).

Kết quả chuẩn đoán bệnh lí của chuột bạch được Bệnh viện Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP.HCM thực hiện. Qua bảng kết quả Bảng 3.42 cho thấy tất cả các chỉ tiêu bệnh lý chuột đều ở mức giới hạn cho phép, nghĩa là Nosema bombycis không gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như gan, lách, thận, ruột của chuột bạch.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)