Kết quả điều tra hiện trạng canh tác ruộng rau màu của nông dân tại thành phố Cần Thơ.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 50 - 52)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

3.1 Kết quả điều tra hiện trạng canh tác ruộng rau màu của nông dân tại thành phố Cần Thơ.

phố Cần Thơ.

Kết quả điều tra tình hình sản xuất rau màu tại địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2009 cho thấy, phần lớn nông dân trồng rau màu rất đa dạng (cải bắp, cải dưa, cải bẹ xanh, cà chua, ớt, đậu đũa, bầu, bí, đu đủ, rau muống, dưa leo, dưa hấu). Theo hình 3.1 cho thấy diện tích giữa các hộ nông dân chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng từ 1000 – 6000 m2, trong đó số hộ có diện tích dưới 1000 m2

là ít nhất với tỉ lệ 2,1%, chiếm tỉ lệ nhiều hơn là những hộ có diện tích trên 6000 m2

(17%) và 3000 – 6000m2 (38,3%). Những hộ có diện tích từ 1000 – 3000 m2 chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 42,6%.

Hình 3. 1: Diện tích canh tác của nông dân tại 2 địa điểm quận Bình Thủy và huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Bên cạnh đó, trình độ học vấn của nông dân trồng rau thấp (45,8% cấp 1; 37,5% cấp 2 và chỉ có 16,7% cấp 3), đây là yếu tố góp phần làm giới hạn năng lực tính toán cũng như khả năng mở rộng tầm nhìn một cách xa hơn của nông dân. Có khoảng 75% nông dân trồng rau màu quanh năm, tập trung chủ yếu vào mùa khô, bắt đầu từ tháng 10 hoặc tháng 2; mùa mưa bị giảm do ngập úng, mưa bão và sâu bệnh gây hại nhiều. Tại hình 3.2 cho thấy nguồn giống được nông dân sử dụng chủ yếu là giống địa phương (83%), còn lại là giống nhập nội (10,6%) và tự để giống (6,4%), nguyên nhân là do giống địa phương được cung ứng tại địa bàn sản xuất, giống này đã thích nghi với điều kiện đất đai, ít sâu bệnh hơn và thường cho năng suất cao. Hơn nữa, sản phẩm từ nguồn giống địa phương cũng dễ dàng tiêu thụ hơn.

17 % 2,1% 42,6% 38,3% <1000 m2 1000-3000 m2 3000-6000 m2 >6000m2

Đa số nông dân sử dụng nhiều loại thuốc để phòng trừ sâu hại trên các loại rau màu được trồng, cụ thể là có hơn 41 loại thuốc trừ đã được dùng để phòng trừ cho trên 10 loại sâu gây hại quan trọng như: bọ trĩ, sâu xanh ăn lá, sâu ăn tạp, sâu đục trái, rầy mềm, sâu xanh da láng… Qua khảo sát cho thấy thuốc có nguồn gốc sinh học có ba loại hoạt chất được sử dụng, nhiều nhất là hoạt chất abamectin (Abamine 1,8EC; Abamine 3,6EC; Abakill 3,6EC; Abasuper 1,8EC; Abatimec 3,6EC; Abafax 1,8EC; Confitin 18EC; Karatimec 20EC và Abecyny 2,2EC), hoạt chất emamectin benzoate (Eska 250EC và Tamala 1,9EC) . Nhóm thuốc có nguồn gốc sinh học chiếm tỉ lệ cao nhất 61,8% cao hơn so với thuốc hóa học, do giá bán của thuốc có nguồn gốc sinh học hiện nay không quá cao và đa số nông dân đều cho rằng giá thuốc hiện nay là chấp nhận được. Hơn nữa, nông dân còn thấy được hiệu quả của thuốc có nguồn gốc sinh học cũng không thua kém gì so với thuốc hóa học. Với nhu cầu an toàn về thực phẩm ngày càng tăng nói chung và xuất khẩu sản phẩm rau màu nói riêng thì việc sản xuất rau màu theo qui trình an toàn là khuynh hướng bắt buộc phải được áp dụng. Do đó, sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học thuộc nhóm ít độc là một trong những tiêu chí hàng đầu của qui trình sản xuất rau an toàn.

6,4%

Hình 3. 2: Nguồn giống nông dân hiện đang sử dụng tại 2 địa điểm quận Bình Thủy và huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

10,6 % 83% Tự để giống Giống nhập nội Giống địa phương 6,4% Nhóm thuốc Neonicotionoid Nhóm carbamate Nhóm phenyl pyrazol Nhóm cúc tổng hợp

Hình 3.3a: Tình hình sử dụng thuốc của nông dân tại 2 địa điểm quận Bình Thủy và huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

61,8% 13,2% 19,7% 2,6 % 2,6% Nhóm thuốc sinh học

Thuốc hóa học được nông dân sử dụng chủ yếu thuộc 4 nhóm: Nhóm thuốc Neonicotionoid (Mopride 20WP, Confidor 100SL và Actara 25WG) chiếm 13,2%, nhóm cúc tổng hợp (Cyper-Alpha 5ND; Fastac 5EC; Karate 2,5EC và Peran 50EC) chiếm 19,7%, nhóm Carbamate (Padan 95SP) chiếm 2,6% và nhóm Phenyl pyrazol (Regent 800WG) chiếm 2,6%.

Điều này cho thấy sự tiến bộ của đa số nông dân trong việc áp dụng ngày càng tăng thuốc có nguồn gốc sinh học so với thuốc hóa học để phòng trừ sâu hại. Tuy nhiên vẫn còn một số nông dân chưa nắm bắt được hiệu quả cũng như sự hiện diện của thuốc có nguồn gốc sinh học, đó là điều còn yếu kém cần được quan tâm và khắc phục.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 50 - 52)