Hiệu quả phòng trừ của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp gây hại đậu nành trong điều kiện ngoài đồng

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 98 - 103)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

3.23. Hiệu quả phòng trừ của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp gây hại đậu nành trong điều kiện ngoài đồng

trong điều kiện ngoài đồng

Diễn biến mật số sâu ăn tạp trên đậu nành tại các lô thí nghiệm trƣớc và sau khi phun thuốc tại Bình Thủy, Cần Thơ, tháng 04 năm 2010.

Côn trùng thường xuất hiện gây hại trên ruộng đậu nành là sâu xếp lá, sâu ăn tạp và sâu đục trái, trong đó sâu xếp lá gây hại chủ yếu ở giai đoạn đầu so với sâu ăn tạp và sâu đục trái. Sâu xếp lá xuất hiện sớm khoảng 10-12 ngày sau khi gieo, ban đầu mật số sâu thấp nhưng về sau mật số sâu tăng dần và đạt mật số cao khi đậu được khoảng 17- 20 ngày sau khi gieo. Để hạn chế sự gây hại của sâu xếp lá thì tiến hành diệt sâu bằng tay ngay ở giai đoạn sâu tuổi nhỏ. Mặc dù sâu ăn tạp xuất hiện trễ hơn so với sâu xếp lá nhưng sâu ăn tạp vẫn gây hại ở giai đoạn sớm của cây con (giai đoạn cây được 12-15 ngày sau khi gieo). Cũng giống như sâu xếp lá, mật số sâu ăn tạp hiện diện ban đầu là không đáng kể. Riêng sâu đục trái thì xuất hiện gây hại từ lúc bắt đầu hình thành trái đến khi thu hoạch nhưng ghi nhận mật số bướm cũng như sâu là không nhiều.

Bảng 3.49 Mật số sâu ăn tạp trên cây đậu nành trước và sau khi phun thuốc tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ tháng 04 năm 2010

T = 33°C (31- 35°C) RH = 67% (64-69%) Nghiệm thức

Mật số sâu (con/m²) ở các ngày trước và sau khi phun thuốc

NTKP NSKP lần 1 NSKP lần 2 1 3 6 9 3 6 9 N. bombycis thấp 107 c 94 c 72 bc 26 b 10 ab 5 b 3 bc N. bombycis TB 402 a 318 a 251 a 87 a 27 a 14 a 10 a N. bombycis cao 234 ab 191 ab 123 ab 36 ab 8 ab 4 b 1 c Peran 50EC 142 bc 48 c 28 c 16 b 2 b 1 c 1 c Đối chứng 129 bc 120 bc 99 abc 39 ab 20 a 11 a 6 ab CV (%) 12,6 12,9 14,1 19,4 38,7 21,7 33,3 Mức ý nghĩa * * * * * ** **

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%. NTKP: ngày trước khi phun.

Qua bảng 3.49 cho thấy, mật số sâu ăn tạp ở các lô thí nghiệm trước khi phun phân bố không đều, trong đó mật số sâu cao nhất ghi nhận xuất hiện trên lô phun

Nosema bombycis nồng độ trung bình (107 bào tử/ml) với khoảng 402 con/m2, kế đến là mật số sâu ở lô phun Nosema bombycis nồng độ cao (108

Tiếp theo là lô đối chứng và lô phun thuốc Peran 50EC đều có mật số sâu thấp hơn lô phun Nosema bombycis nồng độ cao (lần lượt đạt 129 con/m2 và 142 con/m2). Thấp nhất là mật số sâu ở lô Nosema bombycis nồng độ thấp (106

bào tử/ml) có 107 con/m2. Sau lần phun đầu tiên, mật số sâu ở tất cả các lô thí nghiệm đều giảm trong đó thứ tự cao thấp ở các nghiệm thức đã có sự thay đổi. Sau 3 ngày phun, mật số sâu ở lô phun Nosema bombycis nồng độ trung bình vẫn cao nhất với 318 con/m2, kế đến là lô

Nosema bombycis nồng độ cao với mật số sâu là 191 con/m2, tiếp theo là lô đối chứng với mật số sâu 120 con/m2

và mật số sâu thấp nhất xuất hiện ở hai lô còn lại, đó là lô phun thuốc hóa học và lô phun Nosema bombycis nồng độ thấp lần lượt có 48 con/m2 và 94 con/m2. Còn ở thời điểm 6 ngày sau phun, lô phun Nosema bombycis trung bình vẫn có mật số sâu cao nhất (251 con/m2), kế đến là lô phun Nosema bombycis cao với mật số sâu 123 con/m2

cao hơn mật số sâu ở lô đối chứng (99 con/m2), lô tiếp theo có mật số sâu thấp hơn lô đối chứng là lô phun Nosema bombycis thấp với mật số sâu 72 con/m2. Cũng giống như thời điểm 3 ngày sau phun, ở thời điểm này thì mật số sâu ở lô phun thuốc hóa học vẫn thấp nhất chỉ với 28 con/m2. Riêng thời điểm 9 ngày sau phun, lô có mật số sâu thấp nhất là lô phun thuốc hóa học và lô phun Nosema bombycis thấp (lần lượt có 16 con/m2

và 26 con/m2), tiếp theo lô có mật số sâu cao hơn là lô phun

Nosema bombycis cao với khoảng 36 con/m2 và lô còn lại là lô Nosema bombycis trung bình có mật số sâu cao nhất (87 con/m2).

Mật số sâu ở các lô thí nghiệm tiếp tục giảm sau đợt phun tiếp theo, ở thời điểm 3 và 6 ngày sau phun thì lô đối chứng và lô Nosema bombycis trung bình có mật số sâu cao nhất (lần lượt là 11 con/m2

và 14 con/m2 ở thời điểm 6 ngày sau phun), kế đến lô có mật số sâu thấp hơn là lô Nosema bombycis cao và lô Nosema bombycis thấp (lần

lượt với mật số là 4 con/m2

và 5 con/m2) và thấp nhất là lô phun thuốc Peran 50EC với mật số sâu chỉ có 1 con/m2. Riêng ở thời điểm 9 ngày sau phun, lô Nosema bombycis nồng độ trung bình là lô có mật số sâu cao nhất (10 con/m2), kế đến là lô đối chứng có mật số sâu thấp hơn (6 con/m2) và tiếp theo là lô Nosema bombycis thấp với mật số 3 con/m2. Thấp nhất là hai lô còn lại, đó là lô phun thuốc hóa học và lô phun Nosema bombycis cao đều có mật số sâu chỉ có 1 con/m2.

Từ kết quả trên cho thấy, mật số sâu ở cả lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô Nosema bombycis nồng độ trung bình đều cho thấy có sự giảm dần cho đến thời

điểm 6 ngày sau khi phun lần một, rồi giảm nhanh đến thời điểm 9 ngày sau khi phun lần một và lại tiếp tục giảm tương đối nhanh đến thời điểm 3 ngày sau khi phun lần hai. So với lô Nosema bombycis cao và lô Nosema bombycis trung bình thì lô phun thuốc hóa học cho mật số sâu giảm nhanh ở thời điểm sớm hơn, đó là ở thời điểm 3 ngày sau khi phun lần một và tiếp tục giảm dần đến thời điểm 9 ngày sau khi phun lần hai. Riêng hai lô còn lại là lô Nosema bombycis thấp và lô đối chứng đều cho thấy mật số sâu

giảm dần đến cuối thời điểm lấy chỉ tiêu.

Nhìn chung, mật số sâu ăn tạp tăng cao ở thời điểm ruộng đậu nành được khoảng 26 ngày sau khi gieo, điều này có thể giải thích là do lúc này cây đậu đang ở giai đoạn phát triển mạnh về thân lá, cây có nhiều lá và các cây gần giáp tán với nhau tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho sự phát triển và sinh sống của sâu ăn tạp. Sau khi phun, so với Nosema bombycis thì lô phun thuốc Peran cho thấy sự giảm nhanh

mật số sâu ở thời điểm sớm hơn (3 ngày sau phun lần một), còn lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô Nosema bombycis nồng độ trung bình cho tới 9 ngày sau phun lần một mới có sự giảm nhanh mật số sâu. Riêng lô Nosema bombycis nồng độ thấp còn lại thì chỉ thấy có sự giảm dần mật số sâu qua các thời điểm lấy chỉ tiêu.

Hiệu quả diệt sâu ăn tạp của Nosema bombycis và thuốc hóa học trên ruộng đậu nành tại Long Tuyền, Bình Thủy, Cần Thơ, tháng 04 năm 2010.

Qua kết quả bảng 3.50 cho thấy, hiệu quả phòng trừ sâu ăn tạp của Nosema bombycis là khá cao. Tuy nhiên hiệu quả diệt sâu của Nosema bombycis còn chậm hơn

so với thuốc hóa học nhưng hiệu quả của nó được duy trì ổn định và cũng không thua kém gì so với thuốc hóa học. Qua kết quả ghi nhận được thì nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ cao cho hiệu quả tương đối cao ở thời điểm 9 ngày sau khi phun lần

một đạt khoảng 50% và đạt hiệu quả cao ở thời điểm 9 ngày sau khi phun lần 2 khoảng 73,7% (tương đương với kết quả của nghiệm thức thuốc hóa học với hiệu quả khoảng 75,4%).

Bảng 3.50 Độ hữu hiệu của Nosema bombycis và thuốc hóa học đối với sâu ăn tạp trên ruộng đậu nành tại Bình Thủy, Cần Thơ, tháng 04 năm 2010.

T = 33°C (32- 35°C) RH = 66% (64-68%) Nghiệm thức

Độ hữu hiệu (%) ở các ngày sau khi phun thuốc Ngày sau khi phun lần 1 Ngày sau khi phun lần 2

3 6 9 3 6 9

Nosema bombycis thấp 6,4 b 9,2 b 19,2 c 27,5 c 30,4 c 14,5 b Nosema bombycis trung bình 16,6 b 19,1 b 29,1 bc 40,6 bc 45,3 bc 35,0 ab

Nosema bombycis cao 15,9 b 31,6 ab 49,9 ab 56,8 ab 62,3 ab 73,7 a

Peran 50EC 57,2 a 62,6 a 56,0 a 70,9 a 69,7 a 75,4 a

CV (%) 32,9 33,4 19,0 17,8 16,4 37,4

Mức ý nghĩa ** * * * * *

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Sau đợt phun đầu tiên, ở thời điểm 3 ngày sau phun cho thấy thuốc hóa học đã cho hiệu quả sớm và cao đạt khoảng 57,2% và cả ba nghiệm thức còn lại đều cho hiệu quả thấp, đó là nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ cao, nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ trung bình và nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ thấp cho hiệu

quả lần lượt đạt 15,9%; 16,6% và 6,4%. Tới thời điểm 6 ngày sau phun thì hiệu quả của Nosema bombycis nồng độ cao đã tăng lên và hiệu quả đạt mức trung bình khoảng 31,6% nhưng so với thuốc hóa học thì vẫn còn thấp hơn. Cho đến thời điểm 9 ngày sau phun thì hiệu quả của nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ cao tăng khá cao đạt

49,9%, còn nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ trung bình cho hiệu quả trung bình khoảng 29,1% và nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ thấp còn lại vẫn cho hiệu

quả thấp 19,2%.

Đến đợt phun thứ hai, ở thời điểm 3 và 6 ngày sau phun thì nghiệm thức thuốc Peran 50EC cho hiệu quả cao nhất (đạt tới 70,9% ở thời điểm 3 ngày sau phun), kế đến

là nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ cao cho hiệu khá cao (chiếm khoảng 56,8% ở thời điểm 3 ngày sau phun) và tiếp theo là nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ

trung bình đạt hiệu quả trung bình (với hiệu quả 40,6% ở thời điểm 3 ngày sau phun). Thấp nhất là nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ thấp, hiệu quả chỉ khoảng 27,5% ở thời điểm 3 ngày sau phun. Riêng ở thời điểm 9 ngày sau phun, nghiệm thức Nosema

bombycis nồng độ cao và nghiệm thức thuốc hóa học cho hiệu quả cao nhất lần lượt là

73,7% và 75,4%, tiếp theo nghiệm thức cho hiệu quả thấp hơn là nghiệm thức Nosema

bombycis nồng độ trung bình đạt hiệu quả khoảng 35%. Cũng không khác gì mấy so

với các thời điểm trước thì ở thời điểm này nghiệm thức Nosema bombycis nồng độ

thấp vẫn cho kết quả thấp chỉ khoảng 14,5%.

Tóm lại, thuốc hóa học cho hiệu quả nhanh hơn Nosema bombycis tuy nhiên Nosema bombycis vẫn cho hiệu quả cao và tương đương với thuốc hóa học. Cho đến

thời điểm 6 ngày sau phun đợt một thì Nosema bombycis nồng độ 108 bào tử/ml chỉ mới cho hiệu quả ở mức trung bình là 31,6%, tới thời điểm 9 ngày sau phun đợt một thì

Nosema bombycis 108 bào tử/ml đã đạt hiệu quả khá cao khoảng 49,9% và cho đến thời điểm 9 ngày sau phun đợt hai thì Nosema bombycis nồng độ 108 bào tử/ml cho hiệu quả cao và tương đương với thuốc hóa học, hiệu quả của hai nghiệm thức này lần lượt là 73,7% và 75,4%.

Năng suất đậu nành ở Bình Thủy, Cần Thơ 2010 * Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết là năng xuất được thu trên 20 hốc ngẫu nhiên mỗi lô, được trình bày dưới bảng sau.

Kết quả năng suất thương phẩm theo lý tuyết ở hình 3.15 cho thấy chỉ có lô phun Nosema bombycis nồng độ thấp là cho hiệu quả không khác biệt so với đối

chứng, các lô còn lại đều cho hiệu quả khác biệt so với đối chứng. Lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô thuốc hóa học cho hiệu quả cao nhất (lần lượt là 3,58

tấn/ha và 4 tấn/ha), kế đến là lô Nosema bombycis nồng độ trung bình cho hiệu quả

khoảng 3,05 tấn/ha. Riêng đối với năng suất tổng theo lý thuyết, chỉ có lô thuốc hóa học cho hiệu quả cao nhất (4,93 tấn/ha), kế đến là lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô Nosema bombycis nồng độ trung bình đạt năng suất thấp hơn (lần lượt là 4,59 tấn/ha và 4,31 tấn/ha). Thấp nhất là lô Nosema bombycis còn lại cho kết quả cũng không khác biệt so với lô đối chứng (3,42 tấn/ha đối với lô Nosema bombycis thấp và 3,44 tấn/ha

2,493,42 3,42 3,05 4,31 3,58 4,59 4,00 4,93 2,46 3,44 0 1 2 3 4 5 N ă n g s u ấ t lý t h u yế t (t ấ n /h a ) i Microsporidia 10^6 Microsporidia 10^7 Microsporidia 10^8

Peran 50EC Đối chứng Nghiệm thức

Thương phẩm Năng suất tổng

Hình 3.11 Năng suất lý thuyết trên ruộng đậu nành tại Bình Thủy, Cần Thơ, 2010 Trên lý thuyết khi so sánh giữa năng suất tổng với năng suất thương phẩm thì thấy tỷ lệ đậu phế phẩm ở tất cả các lô không khác biệt nhau nhiều. Tóm lại, năng suất thương phẩm theo lý thuyết thu được ở lô Nosema bombycis nồng độ cao là cao nhất và tương đương với lô thuốc hóa học, kế đến là lô Nosema bombycis nồng độ trung bình vẫn cho năng suất thương phẩm theo lý thuyết khác biệt so với lô đối chứng.

* Năng suất thực tế

Trên thực tế, năng suất thương phẩm ở hình 3.16 cho thấy các lô phun Nosema

bombycis và thuốc Peran 50EC đều cho kết quả khác biệt so với lô đối chứng. Trong

đó, lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô thuốc hóa học đạt hiệu quả cao nhất (lần lượt là 2,33 tấn/ha và 2,34 tấn/ha), tiếp theo là lô Nosema bombycis nồng độ trung bình cho hiệu quả thấp hơn đạt khoảng 2,15 tấn/ha và cuối cùng là lô Nosema bombycis

nồng độ thấp cho năng suất khoảng 1,72 tấn/ha. Riêng đối với năng suất tổng theo thực tế, chỉ có lô Nosema bombycis nồng độ thấp cho năng suất thấp nhất (đạt 2,19 tấn/ha) và ba lô còn lại đều cho năng suất tương đương nhau và không khác biệt so với lô đối chứng, đó là lô thuốc hóa học, lô Nosema bombycis nồng độ cao và lô Nosema bombycis nồng độ trung bình đạt năng suất tổng theo thực tế lần lượt là 3,02 tấn/ha,

3,01 tấn/ha và 3,04 tấn/ha. N.bombycis thấp N.bombycis trung bình N.bombycis cao Peran 50EC Đối chứng Nghiệm thức b b ab ab ab a a a b b

Hình 3.16 Năng suất thực tế trên ruộng đậu nành (Bình Thủy, Cần Thơ, 2010) Khi so sánh giữa năng suất tổng thực tế với năng suất thương phẩm thực tế thì thấy tỷ lệ đậu hư ở lô đối chứng cao hơn nhiều so với các lô khác (cao hơn khoảng 2 lần so với các lô còn lại).

Hình 3.12 Năng suất thực tế trên ruộng đậu nành tại Bình Thủy, Cần Thơ, 2010

Như vậy, năng suất thương phẩm thực tế thu được ở nghiệm thức phun Nosema

bombycis nồng độ cao và nghiệm thức thuốc hóa học là cao nhất và hai lô Nosema bombycis còn lại đều đạt năng suất thương phẩm thực tế khác biệt so với lô đối chứng.

Nhìn chung, khi so sánh năng suất lý thuyết (dựa theo năng suất trên 20 hốc lấy chỉ tiêu) với năng suất thực tế (trên đồng ruộng) thì năng suất lý thuyết cao hơn. Điều này có thể giải thích là do số hốc được tính cho năng suất lý thuyết trên thực tế là nhiều hơn số hốc để tính cho năng suất thực tế.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)