Hiệu quả lƣu tồn các nồng độ của Nosema bombycis trên cải bẹ xanh trong điều kiện nhà lƣớ

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 69 - 72)

11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở

3.15 Hiệu quả lƣu tồn các nồng độ của Nosema bombycis trên cải bẹ xanh trong điều kiện nhà lƣớ

điều kiện nhà lƣới

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy ở 2 nồng độ xử lý là 108

và 109 và hai thời điểm xử lý là 5 ngày sau khi phun và 10 ngày sau khi phun, tiến hành cắt lá cho sâu ăn tạp ăn để đánh giá sự lưu tồn cho kết quả:

Ở thí nghiệm này cho thấy mật số Nosema bombycis là yếu tố ảnh hưởng đến

hiệu quả sâu chết. Từ kết quả bảng 3.22 cho thấy, nghiệm thức Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức còn lại. Hiệu quả làm sâu chết của tất cả các nghiệm thức là rất chậm và không cao, trong các nghiệm thức lưu tồn thì nghiệm thức Nosema bombycis phun với mật số 109

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun là đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ ở mức trung bình khoảng 39% vào thời điểm rất trễ là 23 ngày sau chủng.

Bảng 3.22 Hiệu quả lưu tồn của Nosema bombycis đối với sâu ăn tạp tuổi 2 trong điều kiện nhà lưới. Bộ môn Bảo vệ thực vật, Đại học Cần Thơ, tháng 12 năm 2009

T = 28oC (26,5-30oC) RH = 68% (64-77%) Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp ở các NSKC

2 4 6 9 12 15 17 19 21 23

108 (10NSKP) 4,2a 4,2b 0,0b 0,0b 3,2b 3,2bc 7,8b 5,8b 9,3ab 15,8b 109 (10NSKP) 3,1ab 6,3ab 1,1b 1,1b 2,1b 6,5ab 11,2ab 13,9a 15,3a 20,4ab

108 (5NSKP) 4,2a 4,2b 0,0b 3,3ab 3,3b 9,9ab 11,2ab 11,4ab 17,5a 31,3ab 109 (5NSKP) 9,4a 13,5a 8,8a 8,8a 11,0a 12,1a 20,3a 19,8a 18,8a 39,0a

CV (%) 42,8 36,2 61,9 65,0 63,2 47,7 31,2 27,6 44,8 35,7

F * ** ** * * * ** ** * **

Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Qua các thời điểm lấy chỉ tiêu cho thấy cả bốn nghiệm thức lưu tồn đều cho hiệu quả khác biệt ý nghĩa thống kê. Ở thời điểm 2, 4, 6, 9 và 12 ngày sau chủng thì nghiệm thức Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun cho hiệu quả cao nhất và chỉ đạt 11% ở 12 ngày sau chủng, các nghiệm thức còn lại đều cho hiệu quả rất thấp dao động từ 2,1-3,3% ở 12 ngày sau chủng. Ở thời điểm 15 và 17 ngày sau chủng, mặc dù hiệu quả của các nghiệm thức có tăng lên nhưng vẫn thấp và nghiệm thức Nosema

bombycis phun với mật số 109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun vẫn cho hiệu quả cao nhất chỉ đạt 20,3% vào thời điểm 17 ngày sau chủng; kế đến là hai nghiệm thức

Nosema bombycis 108 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun và nghiệm thức Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đều đạt hiệu quả 11,2% sau 17 ngày chủng và thấp nhất là nghiệm thức còn lại, đó là Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt hiệu quả rất thấp 7,8%.

Sau 19 ngày chủng, hai nghiệm thức Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun và nghiệm thức Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun cho hiệu quả cao nhất lần lượt đạt 19,8% và 13,9%. Kế đến là nghiệm thức

Nosema bombycis 108 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun đạt hiệu quả thấp (11,4%). Thấp nhất là nghiệm thức còn lại chỉ đạt 5,8%.

Ở thời điểm 21 ngày sau chủng, nghiệm thức Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun vẫn cho hiệu quả thấp nhất khoảng 9,3% và các nghiệm thức còn lại đều cho hiệu quả cao hơn và không khác biệt nhau, đạt hiệu quả 15,3% đối với nghiệm thức Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun; 17,5% đối với nghiệm thức Nosema bombycis 108 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun và 18,8% đối với nghiệm thức Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun.

Cũng như ở thời điểm 21 ngày sau chủng, nghiệm thức Nosema bombycis phun với mật số 108

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt hiệu quả thấp nhất (15,8%). Nhưng ở thời điểm này thì chỉ có 1 nghiệm thức Nosema bombycis phun với mật số 109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun đạt hiệu quả cao nhất khoảng 39% và kế đến là 2 nghiệm thức còn lại đạt hiệu quả thấp hơn, nghiệm thức Nosema bombycis phun với

mật số 109

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt 20,4% và nghiệm thức Nosema bombycis phun với mật số 108 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun đạt 31,3%.

Từ kết quả trên cho thấy, nghiệm thức Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun cho hiệu quả cao hơn các nghiệm thức lưu tồn còn lại nhưng hiệu quả đạt ở mức thấp khoảng 10% và duy trì ổn định cho tới 15 ngày sau chủng, hiệu quả ở nghiệm thức này tăng dần đến 23 ngày sau chủng và cũng chỉ đạt ở mức trung bình khoảng 39%. Còn ba nghiệm thức lưu tồn còn lại thì cho hiệu quả rất thấp cho tới 12 ngày sau chủng chỉ đạt tối đa khoảng 3,3% và từ thời điểm 12 ngày sau chủng đến 23 ngày sau chủng thì hiệu quả làm chết sâu của ba nghiệm thức này cũng tăng dần nhưng vẫn thấp, nghiệm thức Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt 25,8%, nghiệm thức Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt 20,4% và nghiệm thức Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun đạt 31,3%.

Kết quả bảng 3.23 cho thấy, Nosema bombycis ngoài tác dụng làm chết sâu còn

có khả năng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trọng lượng của ấu trùng sâu ăn tạp, làm giảm trọng lượng ấu trùng đều thể hiện rõ ở cả bốn nghiệm thức chủng Nosema bombycis. Ngoài ra, Nosema bombycis còn ảnh hưởng đến sự tái sinh sản của sâu ăn

tạp, dù sâu có thể sống sót qua giai đoạn nhộng thì nhộng cũng bị giảm sức sống và một tỷ lệ khá lớn sẽ bị chết hoặc vũ hóa không thành công.

Bảng 3.23 Tác động lưu tồn của Nosema bombycis lên sự phát triển trọng lượng, giai

đoạn ấu trùng sâu ăn tạp tuổi 3, nhộng và thành trùng trong điều kiện nhà lưới. Bộ môn Bảo vệ thực vật. Đại học Cần Thơ, tháng 12 năm 2009.

Nghiệm thức

Trọng lượng sâu (g/con) ở 12 ngày sau khi

chủng Tỷ lệ phần trăm (%) Số trứng của 1 bướm cái đẻ Sâu hóa nhộng Nhộng vũ hóa 108 bào tử/ml (10NSKP) 0,51 58 40 1.725 109 bào tử/ml (10NSKP) 0,51 54 36 1.698 108 bào tử/ml (5NSKP) 0,49 51 20 1.256 109 bào tử/ml (5NSKP) 0,46 44 18 1.143 Đối chứng 0,75 84 73 1.977

Ở giai đoạn nhộng, chủng Nosema bombycis 109

bào tử/ml sau 5 ngày cắt lá sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm nhộng nhiều nhất với tỷ lệ làm nhộng khoảng 44%, tỷ lệ nhộng giảm xuống 40% so với đối chứng. Kế đến là nghiệm thức chủng Nosema bombycis 108 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun đạt tỷ lệ 51% nhộng và giảm xuống 33% nhộng so với nghiệm thức đối chứng. Nghiệm thức tiếp theo là chủng Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun đạt 54% nhộng và so với đối chứng thì giảm xuống 30% nhộng.

Ở giai đoạn nhộng vũ hóa thành bướm, cũng tương tự như ở giai đoạn nhộng thì tỷ lệ vũ hóa chịu ảnh hưởng thấp nhất là chủng với Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun, đạt tới 40% nhộng vũ hóa thành công và thấp hơn so với đối chứng là 33%. Kế đến là chủng với Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun với tỷ lệ nhộng vũ hóa thành bướm đạt 36% và cũng giảm tới 37% so với đối chứng. Tiếp theo là nghiệm thức chủng Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun với tỷ lệ nhộng vũ hóa thành bướm đạt 20% và giảm tới 53% so với đối

chứng. Chịu ảnh hưởng nhiều nhất là nghiệm thức chủng Nosema bombycis

109 bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun, nghiệm thức này cho tỷ lệ vũ hóa thấp chỉ khoảng 18% và giảm tới 55% nhộng vũ hóa thành công so với đối chứng.

Bên cạnh những ảnh hưởng trên thì Nosema bombycis còn tác động trực tiếp

đến thế hệ sau của sâu ăn tạp, thể hiện rõ qua số lượng trứng mà bướm sâu ăn tạp đẻ được. Mặc dù bướm sâu ăn tạp đẻ với số lượng rất cao nhưng Nosema bombycis lại có thể làm giảm khả năng đẻ trứng của bướm cái rất đáng kể, so với đối chứng làm giảm tới 42% số trứng khi chủng Nosema bombycis 109

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun. Kế đến là chủng Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá 5 ngày sau khi phun thì làm giảm 36% số trứng và tiếp theo là làm giảm 14% số trứng đối với chủng Nosema bombycis 109 bào tử/ml cắt lá 10 ngày sau khi phun. Nghiệm thức tác động thấp nhất là chủng Nosema bombycis 108

bào tử/ml cắt lá ngày 10 sau khi phun, chỉ làm giảm 13% số trứng so với đối chứng.

Nhìn chung, Nosema bombycis không chỉ làm chết sâu ăn tạp mà nó còn ảnh

hưởng đến sự phát triển trọng lượng của sâu, kéo dài giai đoạn ấu trùng. Ngoài ra,

Nosema bombycis còn làm giảm tỷ lệ hóa nhộng, làm giảm khả năng vũ hóa thành

bombycis tương đối chậm và hiệu quả ở mức trung bình nhưng nó lại ảnh hưởng rất

đáng kể lên các giai đoạn sau của sâu (giai đoạn nhộng và giai đoạn thành trùng) và cả thế hệ hệ sau của sâu ăn tạp thể hiện trên khả năng đẻ trứng của bướm cái. Do đó, khả năng phòng trừ sâu ăn tạp của Nosema bombycis là có triển vọng.

Một phần của tài liệu Đề tài : ứng dụng nosema bombycis vào trong sản xuất rau màu như cải bắp, đậu xanh, (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)