11 Nhiệt độ cơ thể 36-37 0 C (ở
3.25 Khảo sát hiệu lực của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp tại ruộng cải làm dƣa.
dƣa.
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 12/2010 tại ruộng của nông dân Trần Văn Phền Tại thời điểm ghi nhận chỉ tiêu về sâu ăn tạp gây hại trên cải làm dưa thì còn có bọ nhảy với mật độ khoảng 2 – 6 con/cây và bệnh thối nhũn do vi khuẩn rải rác với tỉ lệ từ 2% tới 5%.
Mật số sâu ăn tạp gây hại được theo dõi qua các lần ghi nhận chỉ tiêu
Bảng 3.55: Mật số sâu ăn tạp trên cải làm dưa qua các thời điểm khảo sát Nghiệm thức Mật số sâu ăn tạp (con/cây)
3/8 9/8 14/8 19/8 24/8
Nosema bombycis 6,2 3,8 4 2,2 2,6
Hóa học 6,4 2,8 2 3,6 4,2
Tại thời điểm trước khi phun (ngày 3 tháng 8) ta thấy mật số sâu ăn tạp ở cả hai nghiệm thức đồng đều với nhau (6,2 con/cây đối với nghiệm thức Nosema bombycis và
6,4 con/cây đối với nghiệm thức thuốc hóa học). Vào các lần lấy chỉ tiêu tiếp theo, mật số sâu ghi nhận được ở nghiệm thức Nosema bombycis giảm chậm và dừng ở mức 2,6 con/cây vào lần lấy chỉ tiêu cuối cùng. Điều này có thể giải thích do đặc tính của
Nosema bombycis là hiệu lực diệt sâu tuy chậm nhưng kéo dài vì Nosema bombycis có
thể lây lan từ con này sang con khác trong cùng một quần thể và có thể lây từ thành trùng sang ấu trùng. Đối với nghiệm thức phun thuốc hóa học, mật số sâu ăn tạp ghi nhận được đến ngày 14 tháng 8 đã giảm khá nhiều so với trước đó, chỉ còn 2 con/cây. Nhưng sau đó, thuốc hóa học cho thấy hiệu lực diệt sâu thấp hơn so với Nosema bombycis qua việc mật số sâu lại tăng dần và đến lúc kết thúc thí nghiệm đạt khoảng
4,2 con/cây và cao hơn so với nghiệm thức Nosema bombycis. Điều này có thể giải
thích do thuốc hóa học tuy có hiệu lực diệt sâu nhanh và mạnh nhưng thuốc hóa học dễ bị phân hủy ngoài môi trường nên hiệu lực không thể kéo dài.
Bảng 3.56: Năng suất cải làm dưa tại ruộng thí nghiệm Nghiệm thức
Năng suất thành phẩm Lý thuyết
(kg/cây) Thực tế (tấn/ha) Chênh lệch
N.ombycis 0,35 14,8 -
Hóa học 0,35 19,3 4,5
Qua bảng kết quả, ta thấy năng suất thành phẩm lý thuyết của nghiệm thức
Nosema bombycis và thuốc hóa học tương đương với nhau (0,35kg/cây). Tuy nhiên
năng suất thực tế thành phẩm của nghiệm thức hóa học lại cao hơn so với nghiệm thức
Nosema bombycis (nhiều hơn 4,5tấn/ha). Điều này có thể giải thích do ưu điểm của
thuốc hóa học là diệt sâu nhanh và mạnh nên đã giữ được năng suất cho đến cuối vụ.
3.26: Khảo sát hiệu lực của Nosema bombycis trên sâu ăn tạp tại ruộng cải làm dƣa. dƣa.
Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 10 năm 2011 tại ruộng nông dân Huỳnh Văn Sỹ Tại thời điểm ghi nhận chỉ tiêu về sâu ăn tạp gây hại trên cải làm dưa thì còn có bọ nhảy nhưng mật số không đáng kể.
Bảng 3.57: Mật số sâu ăn tạp trên ruộng cải làm dưa qua các thời điểm khảo sát Nghiệm
thức
Mật số sâu ăn tạp (con/cây)
3/8 9/8 14/8 19/8 24/8
N.bombycis 6,8 5 4,6 3,4 2,4
Hóa học 7 4,2 3,4 2,4 1
Qua kết quả thí nghiệm ở bảng 3.57 cho thấy mật số sâu ăn tạp thời điểm trước khi làm thí nghiệm ở hai nghiệm thức là gần tương đương nhau (6,8 con/cây đối với nghiệm thức Nosema bombycis và 7 con/cây đối với nghiệm thức thuốc hóa học vào ngày 3 tháng 8). Tại các lần lấy chỉ tiêu tiếp theo cho đến hết vụ, mật số sâu ghi nhận được giảm dần qua mỗi thời điểm và nghiệm thức thuốc hóa học có tốc độ giảm nhanh hơn so với nghiệm thức Nosema bombycis. Tại thời điểm lấy chỉ tiêu lần cuối (24
tháng 8) mật số sâu ở nghiệm thức Nosema bombycis là 2,4con/cây và ở nghiệm thức hóa học là 1 con/cây.
Bảng 3.58: Năng suất cải làm dưa trên ruộng thí nghiệm
Nghiệm thức Năng suất thành phẩm
Lý thuyết (kg/cây) Thực tế (tấn/ha)
N. bombycis 0,32 13,35
Hóa học 0,29 11,46
Qua số liệu thu được ta thấy năng suất thành phẩm của nghiệm thức thuốc hóa học thấp hơn so với nghiệm thức Nosema bombycis. Năng suất lý thuyết của nghiệm thức hóa học là 0,29kg/cây, tuy thấp hơn so với nghiệm thức Nosema bombycis nhưng không nhiều (0,03kg/cây). Năng suất thực tế, ta thấy sự chênh lệch rõ ràng hơn với 11,46 tấn/ha của nghiệm thức hóa học và 13,35 tấn/ha của nghiệm thức Nosema bombycis. Điều này có thể giải thích là do mật độ sâu ăn tạp chưa vượt ngưỡng gây hại
nên không ảnh hưởng một cách rõ ràng đến năng suất cả hai nghiệm thức.