Chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC

3.2. Thực trạng các chính sách hỗ trợ tạo việc làm chủ yếu cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước

3.2.3. Chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại

Đào tạo nghề và đào tạo lại cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước là một trong những chủ trương và chiến lược đúng đắn của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng nguồn LĐ và tạo việc làm ổn định cho NLĐ hồi hương. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ và khuyến khích công tác đào tạo nghề cho NLĐ khi về nước được thực hiện theo chính sách đào tạo nghề cho LĐ nông thôn được thể hiện trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg và Quyết định số 971/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài phần nửa là LĐ phổ thông và chưa qua đào tạo nghề, trong quá trình làm việc ở nước ngoài nhiều LĐ phổ thông chỉ được giao các công việc đơn giản không đòi hỏi nhiều đến kỹ năng, tay nghề như: đóng cơm hộp, hàng đông lạnh, khán hộ công, giúp việc gia đình, làm nghề nông nghiệp,

…, vì thế khi hết thời hạn trở về NLĐ vẫn không vững tay nghề nào cả, và rất khó khăn tìm kiếm công việc tại quê hương. Do đó, NLĐVN khi về nước có thể đăng ký tham gia học nghề, hoặc đào tạo lại nghề tại địa phương để tìm kiếm việc làm phù hợp cho bản thân.

Một bộ phận NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước thuộc nhóm đã qua đào tạo nghề, có cơ hội tiếp xúc với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến tại các nước phát triển, và tích lũy cho mình tay nghề, kinh nghiệm, vốn ngoại ngữ, tác phong làm việc công nghiệp. Nhưng đến khi trở về nước, thì rất khó tìm được các doanh nghiệp trong nước tại địa phương (đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi) sử dụng máy móc, công nghệ hiện đại như ở nước ngoài để NLĐ phát huy năng lực của mình. Trong trường hợp này, NLĐ muốn học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp của bản thân thì có thể tham gia vào các khóa đào tạo nghề sơ cấp và đào tạo nghề ngắn hạn dưới 3 tháng dành cho LĐ nông thôn, LĐ thanh niên theo Đề án đào tạo nghề cho LĐ nông thôn đến năm 2020 và Chính phủ đã phê duyệt.

3.2.3.2. Kết quả triển khai chính sách tại địa phương

Các địa phương đã quán triệt thực hiện nghiêm túc Quyết định 1956- QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời triển khai kế hoạch đào tạo nghề và đào tạo lại cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước.

Trong đó, các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động NLĐ về nước tham gia vào các khóa đào tạo nghề mới và đạo tạo lại nghề cũ để tăng cơ hội có việc làm sau khi về nước. Các cơ sở đào tạo đã chú trọng nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, chú trọng và đẩy mạnh hoạt động ký kết với doanh nghiệp để tạo điều kiện cho học viên thực tập, được tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp khóa học, một số nghề sau đào tạo 100% LĐ đều có việc làm, thu nhập ổn định, với mức thu nhập bình quân từ 4,5-5,5 triệu đồng/tháng như: Hàn, cơ khí, điện, điện tử, quản trị khách sạn, công nghệ ô tô, kỹ thuật chế biến món ăn, xây dựng, quản trị nhà hàng..; Số LĐ học trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ với năng suất, thu nhập cao hơn đạt 75,8% (chi tiết xem phụ lục 2.7; Phụ lục 2.8; Phụ lục 2.9). Trong đó, các tỉnh chủ yếu đào tạo cho NLĐ khi về nước hai nhóm nghề là: nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp.

Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo nghề cho NLĐVN khi về nước hiện nay chưa cao.

Nghề nông nghiệp mới chỉ áp dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi tăng năng suất cây trồng, vật nuôi chứ chưa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Nghề phi nông nghiệp chủ yếu là nghề may thủ công, một số nghề khác như hàn, điện dân dụng số lượng đào tạo chưa nhiều. Vì thế, NLĐ khi về nước tại các địa phương cũng không tích cực tham gia vào các khóa đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp mà địa phương tổ chức. Sở LĐTB&XH các tỉnh cũng không thống kê được chính xác có bao nhiêu NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước của tỉnh tham gia vào các chương trình đào tạo nghề cho LĐ nông thôn mà các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh đã và đang triển khai thực hiện.

“Phần lớn NLĐ khi về nước đều có tay nghề, có ưu thế về kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, có trình độ ngoại ngữ nhất định nên việc yêu cầu về chế độ làm việc, chế độ đãi ngộ của những lao động này thường cao hơn so với lao động trong nước. Sau khi trở về nước nếu không tìm được việc làm như mong muốn, với số vốn tích lũy được họ thường chuyển sang kinh doanh hoặc tìm việc ở nơi khác chứ không quan tâm đến việc học nghề để chuyển sang làm công việc khác nên công tác đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp chưa được NLĐ quan tâm nhiều.”

Kết quả phỏng vấn chuyên sâu cán bộ Sở LĐTB&XH tỉnh Nam Định

Cũng giống như kết quả khảo sát thực trạng triển khai chính sách tín dụng tại các địa phương, CSĐT cho NLĐ khi về nước cũng tỏ ra kém hiệu quả.

Số lượng NLĐ khi về nước tham gia vào các khóa học đào tạo nghề mới và đào tạo lại nghề để nâng cao tay nghề tại các cơ sở đào tạo nghề tại các địa phương là rất thấp.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc NLĐ khi về nước không tham gia thụ hưởng CSĐT dành cho họ. Do các nghề được đào tạo không đa dạng, chủ yếu là các nghề nông nghiệp cơ bản không thu hút được sự quan tâm của NLĐ, một số nghề phi nông nghiệp không bắt kịp nhu cầu của xã hội, khiến đầu ra của học viên không được đảm bảo. Ngoài ra, NLĐ đánh giá cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy và học nghề còn lạc hậu; một số nghề hay phù hợp với nhu cầu thị trường như các nghề: điện tử, điện lạnh, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, ... thì lại không được đào tạo miễn phí (hình 3.11). Vì thế CSĐT không thu hút được sự quan tâm của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, điều này là nguyên nhân chính khiến cho kết quả triển khai CSĐT tại các địa phương không đạt được kết quả như mục tiêu chính sách đề ra.

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Hình 3.11: Đánh giá của NLĐ khi về nước về chính sách đào tạo nghề

và đào tạo lại

Nguồn: Kết quả khảo sát của NCS Hình 3.12: So sánh thu nhập của NLĐ khi về nước đã qua đào tạo nghề với nhóm

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)