CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
4.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước đến năm 2025 và các năm tiếp theo
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người
Dựa vào quan điểm, mục tiêu của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các văn bản: Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2011- 2020, Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2016- 2020, Chiến lược việc làm giai đoạn 2011- 2020, và Chiến lược hội nhập quốc tế về LĐ và xã hội đến năm 2020 tầm nhìn 2030, thì việc hoàn thiện chính sách CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước cần căn cứ vào các phương hướng sau:
- CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước phải được đặt trong chiến lược tổng thể phát triển KTXH, hỗ trợ tạo việc làm cho người có khả năng LĐ nhưng qua đó cũng định hướng được quá trình dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút FDI... Về định hướng, trước hết phải xác định cơ cấu, ngành nghề trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tại các khu kinh tế trọng điểm cũng như các khu kinh tế địa phương trong từng thời kỳ, đặc biệt là dự báo các dự án thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có những dự báo về các đối tượng nguồn nhân lực cần có theo kế hoạch sử dụng.
- CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước phải phát huy các giá trị LĐ truyền thống trong hội nhập, phác thảo sự hợp tác LĐ theo làng nghề, ngành nghề. Đây chính là cơ hội giúp những người NLĐ về nước có cơ hội lập nghiệp cho bản thân mình hoặc gia đình mình theo nghề truyền thống của gia đình, địa phương. Trong định hướng này cần nghiên cứu, xem xét yếu tố XKLĐ thời vụ, nhất là LĐ chế biến thủy sản, nông sản ở các thị trường có thiết bị, chuyên môn, kỹ thuật không quá tinh xảo và thao tác cũng không quá khắt khe, như vậy sẽ củng cố những giá trị của ngành nghề truyền thống nhưng phát triển vững chắc và hiện đại.
- Cần có chính sách hỗ trợ đào tạo các ngành nghề trọng tâm cho các tập đoàn kinh tế, tổng công ty... đang hoạt động XKLĐ có khả năng phát triển cao, giúp các đơn vị này xác lập cơ sở đào tạo ngành nghề cho xã hội phục vụ XKLĐ và bản thân họ cần có những cam kết hỗ trợ việc làm đối với NLĐ sau khi trở về. Trong
nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế sâu rộng, rất cần có một bộ phận quản lý chung để khai thác, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sau XKLĐ.
- Chính sách cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước phải có lộ trình và bước đi phù hợp, ưu tiên trước hết là tại các khu vực nông thôn, miền núi, vùng kinh tế chậm phát triển của đất nước để đào tạo nguồn nhân lực theo hướng các ngành nghề truyền thống phục vụ kinh tế hộ, kinh tế trang trại nhằm khơi dậy sự phát triển kinh tế, văn hóa tại các vùng sâu, vùng xa.
- Nhà nước tiếp tục đổi mới CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước qua các chương trình hằng năm, trong đó có chính sách hỗ trợ như thanh niên lập nghiệp, đào tạo doanh nghiệp, vay vốn ưu đãi, ... nhất là chính sách hỗ trợ về bồi dưỡng, đào tạo lại nghề nghiệp. Ví dụ như sự phối hợp giữa doanh nghiệp sử dụng LĐ sau XKLĐ và doanh nghiệp XKLĐ trợ giúp NLĐ đào tạo lại theo đơn hàng việc làm hoặc tham gia học tập tạo nghề mới. Những hạng mục bồi dưỡng, đào tạo phải thực sự thiết thực, đúng đối tượng, nhất là sử dụng trong các tập đoàn, tổ chức sản xuất mà LĐ thực hiện theo nhóm (đóng tàu, xây dựng, lắp ráp điện tử...), như vậy mới phù hợp với chuyên môn, ngành nghề trong điều kiện cụ thể của nước ta.
- Đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đặc biệt là hoạt động sàn giao GDVL nhằm tăng cường kết nối giữa người sử dụng LĐ và NLĐ. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác thu thập, xử lý thông tin cung cầu LĐ.
Hộp 4.2: Một số ý kiến về phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước
“Bà Phạm Ngọc Lan- Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, phiên GDVL với mục đích tạo cơ hội cho NLĐ đặc biệt là những lao động đi làm việc tại Hàn Quốc và thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản về nước tìm được việc làm, có thu nhập để ổn định cuộc sống sau khi về nước. Đây cũng là một trong những giải pháp động viên, khuyến khích NLĐ yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và Nhật Bản.
Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho biết, trong thời gian tới, Trung tâm lao động ngoài nước sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động giới thiệu việc làm cho lao động EPS và IM Japan về nước với hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả như tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ, các phiên giao dịch việc làm kết hợp với các phiên định kỳ hàng tuần của Trung tâm dịch vụ việc làm các địa phương. Tiếp tục tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản và NLĐ đăng ký qua website của Trung tâm để giới thiệu những NLĐ có nguyện vọng đáp ứng yêu cầu tham gia phỏng vấn tìm việc làm.
Đồng thời, tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền, truyền thông về công tác này để nâng cao nhận thức của NLĐ về việc trau dồi kỹ năng nghề và và năng lực tiếng Hàn, tiếng Nhật trong thời gian làm việc tại Hàn Quốc và Nhật Bản để nâng cao hơn nữa cơ hội tìm việc làm sau khi về nước. Trung tâm cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm việc của những lao động này.”
Theo Bà Phạm Ngọc Lan- Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước Nguồn: Tổng hợp từ [112]
- Thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; gắn đào tạo nghề với nhu cầu của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực cho phát triển nghề nghiệp. Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng nghiệp nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về giáo dục nghề nghiệp, lập nghiệp.
- Đẩy mạnh công đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn LĐ, nhất là LĐ có tay nghề cao. Tăng cường gắn kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, các khu kinh tế, khu công nghiệp để bố trí việc làm cho NLĐ sau đào tạo
- Thực hiện có hiệu quả CSTD từ Quỹ giải quyết việc làm cho các doanh nghiệp, cơ sở SXKD, trang trại và NLĐ vay vốn để đầu tư phát triển SXKD, mở rộng ngành nghề nhằm tạo thêm nhiều chỗ làm việc cho NLĐ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, kết quả giải quyết việc làm cho NLĐ của các dự án cho vay.
- Các địa phương tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền làm thay đổi
nhận thức của toàn xã hội về việc học nghề trên cơ sở xác định học nghề là điều kiện để có việc làm, giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, công tác tư vấn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đa dạng các hình thức đào tạo nghề cũng sẽ được các ngành chức năng, các địa phương thống nhất tổ chức thực hiện. Tăng cường sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền các cấp, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề và người học nghề từ khâu tổ chức đào tạo nghề đến giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm cho NLĐ. Phối hợp với các doanh nghiệp sử dụng nhiều LĐ để mở rộng sản xuất ở vùng nông thôn, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho NLĐ về nước.
- Đẩy mạnh nhận thức tầm quan trọng của việc truyền thông, hướng dẫn khởi nghiệp cho LĐ về nước, để triển khai và lan rộng. Để thực hiện được điều này, cần có sự quan tâm chỉ đạo và các chính sách cụ thể của Chính phủ và Bộ LĐTB&XH.