Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC (Trang 136 - 139)

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC

4.2. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước đến năm 2025 và các năm tiếp theo

4.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước

Giải quyết việc làm cho NLĐVN khi về nước là vấn đề rất cần quan tâm để giảm thiểu số lượng NLĐ bỏ trốn-không về nước đúng thời hạn sau khi hết hạn

HĐLĐ, cũng như khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn LĐ có kỹ năng này, định hướng NLĐ về nước tham gia vào phát triển KTXH địa phương và đất nước.

Vì vậy, quan điểm hoàn thiện CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước được thể hiện như sau:

Theo Quyết định số 98/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH về việc ban hành chương trình công tác lĩnh vực LĐ, người có công và xã hội năm 2019, trong đó đối với nhiệm vụ phát triển TTLĐ và giải quyết việc làm. Bộ yêu cầu: “Tiếp tục thực hiện các giải pháp hoàn thiện, phát triển TTLĐ, chú trọng công tác hướng nghiệp, dự báo, ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối cung- cầu nhân lực trong cả nước và gắn với TTLĐ quốc tế, khu vực ASEAN. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm gắn với TTLĐ; cải cách bảo hiểm thất nghiệp để thật sự trở thành công cụ quản trị TTLĐ.

Triển khai thực hiện CSHTTVL công, CSHTTVL cho thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống tổ chức DVVL. Ổn định và phát triển, mở rộng TTLĐ ngoài nước, chú trọng các thị trường có thu nhập cao, phù hợp với trình độ, kỹ năng của NLĐ Việt Nam. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ quyền lợi của NLĐ làm việc ở nước ngoài; có giải pháp tập hợp và sử dụng hiệu quả đội ngũ LĐ đã đi làm việc ở nước ngoài về nước.” [6]

- Đối với CSPTTTLĐ: Tiếp tục thực hiện các giải pháp thu thập và quản lý thông tin về NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước; thu thập các thông tin việc làm, tuyển dụng của các doanh nghiệp trên TTLĐ; từ đó có biện pháp cung cấp thông tin, kết nối NLĐ với doanh nghiệp; tiếp tục tổ chức các phiên GDVL tại các địa phương có số lượng lớn NLĐ về nước, để môi giới- giới thiệu việc làm tốt, phù hợp cho NLĐ; có biện pháp thu hút NLĐ về nước tích cực tham gia vào các khu vực kinh tế để phát triển KTXH địa phương và đất nước.

- Đối với CSTD: Tạo mọi điều kiện để NLĐVN khi về nước gặp khó khăn về tài chính có thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ NLĐ giảm bớt khó khăn trong quá trình tìm kiếm việc làm và tự tạo việc làm cho bản thân, từ đó tạo sinh kế cho NLĐ. Bổ sung thêm vốn và tích cực huy động nguồn vốn cho Quỹ

giải quyết việc làm, giải ngân về các địa phương để mở rộng phạm vi thụ hưởng chính sách cho NLĐ.

- Đối với CSĐT: Thực hiện các giải pháp phát triển, đổi mới giáo dục nghề nghiệp gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu TTLĐ, đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030. Tăng cường tư vấn hướng nghiệp; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp; mở rộng thực hiện đào tạo theo cơ chế đấu thầu, đặt hàng hoặc hợp đồng giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Triển khai thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao theo tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đẩy mạnh đào tạo nghề cho LĐ nông thôn. Tăng cường đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.[6]

- Đối với CSKN: đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho NLĐVN khi về nước khởi nghiệp kinh doanh và thành lập doanh nghiệp tại các địa phương; tiếp tục tuyên truyền vận động, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp và tiếp sức cho các phòng trào khởi nghiệp kinh doanh trên phạm vi cả nước, đặc biệt hướng tới nhóm đối tượng là NLĐ khi về nước; tích cực thực hiện các khóa đào tạo bổ sung kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh cho NLĐ về nước; tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp; hỗ trợ đầu ra sản phẩm cho các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp nhỏ do NLĐVN khi về nước làm chủ.

Hộp 4.1: Quan điểm hoàn thiện CSHTTVL cho NLĐVN khi về nước

“Bên cạnh việc quan tâm đưa người đi XKLĐ thì cần đánh giá nguồn lực lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về theo địa bàn, ngành nghề, trình độ, tuổi tác, giới tính, nguyện vọng… để từ đó có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực này. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, chúng ta cần sớm có chính sách để tận dụng nguồn nhân lực có tay nghề đã đi XKLĐ, đồng thời thiết lập nguồn dữ liệu về nguồn đi XKLĐ trở về để có kết nối được giữa cung và cầu”,

Theo ông Đào Công Hải, nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Nguồn: Tổng hợp từ [111]

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC (Trang 136 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(248 trang)