CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI KHI VỀ NƯỚC
3.3. Đánh giá chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước thời gian vừa qua
3.3.3. Đánh giá chung về chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước
3.3.3.1. Những thành công đạt được
Kết quả triển khai các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước đã đạt được một số thành công chủ yếu sau:
(i) Kết quả triển khai CSPTTTLĐ đã giúp kết nối NLĐ khi về nước với các doanh nghiệp trong nước; cung cấp thông tin việc làm tương ứng với kinh nghiệm, kỹ năng, tay nghề của NLĐ khi về nước, qua đó góp phần làm tăng tỷ lệ có việc làm bền vững cho NLĐVN khi về nước.
- COLAB đã tích cực kết nối với các doanh nghiệp và thu thập thông tin tuyển
dụng từ các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam, để cung cấp thông tin việc làm và tuyển dụng từ các doanh nghiệp đó cho NLĐ về nước. NLĐ theo chương trình EPS và IM Japan về nước, có thể truy cập vào website của COLAB để tìm kiếm các thông tin việc làm, tuyển dụng phù hợp với nhu cầu của mình và đăng ký tham gia ứng tuyển; hoặc nếu chưa tìm được thông tin việc làm phù hợp, họ có thể đăng ký và để lại thông tin cá nhân để COLAB lưu trữ và thông báo trực tiếp cho NLĐ khi tiếp nhận được thông tin việc làm khớp với nhu cầu của NLĐ. Kết quả cho đến nay COLAB đã cung cấp thông tin việc làm tuyển dụng cho hàng nghìn NLĐ về nước, với tỷ lệ NLĐ khi về nước được tuyển dụng thành công từ thông tin việc làm đó đạt khoảng 40%.
- Để hỗ trợ NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước tìm kiếm việc làm, COLAB đã phối hợp với Văn phòng HRD tại Việt Nam, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam, Sở LĐ TB&XH, TTDVVL Hà Nội tổ chức phiên GDVL dành cho NLĐ thuộc diện EPS và thực tập sinh chương trình IM Japan đã về nước định kỳ hàng năm tại các tỉnh thành trên cả nước. Tính đến cuối năm 2018 TTDVVL Hà Nội và các tỉnh: Bắc Ninh, Nam Định, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Hòa Bình, Hải Phòng, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng tổ chức 46 hội chợ việc làm và phiên GDVL với sự tham gia của 906 lượt doanh nghiệp và 4.792 NLĐ và giới thiệu việc làm cho hơn 2000 NLĐ thuộc diện EPS và IM Japan về nước (chi tiết theo bảng 3.4).
(ii) Hoạt động cho vay vốn ưu đãi đã giúp một số NLĐ khi về nước mua công cụ LĐ, tự tạo việc làm tại chỗ cho bản thân với thu nhập ổn định; bên cạnh đó các khó khăn về mặt tài chính trong quá trình tìm kiếm việc làm của NLĐ cũng được giảm thiểu đáng kể.
(iii) Kết quả triển khai CSĐT cho NLĐVN khi về nước đã góp phần làm tăng tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo nghề tại khu vực nông thôn; tỷ lệ NLĐ về nước tìm kiếm được việc làm ổn định sau khi học nghề mới cũng tăng lên.
(iv) Việc triển khai CSKN tại các địa phương đã góp phần khuyến khích NLĐVN khi về nước sử dụng đồng vốn và kinh nghiệm làm việc tích lũy trong thời gian ở nước ngoài một cách có hiệu quả, NLĐVN khi về nước thành lập doanh nghiệp SXKD đã tạo ra việc làm cho bản thân họ và cho cả các LĐ khác.
Nhờ khởi nghiệp kinh doanh thuận lợi, NLĐ đã tăng thu nhập cho bản thân, nâng cao đời sống gia đình họ; đồng thời tỷ lệ NLĐVN bỏ trốn-không về nước đúng thời hạn cũng giảm xuống.
Các địa phương đã tích cực trong công tác truyền thông khởi nghiệp nhằm
động viên, khuyến khích NLĐ sau khi hoàn thành HĐLĐ về nước khởi nghiệp kinh doanh, đồng thời thông tin về những chế độ, chính sách của nhà nước về XKLĐ và CSKN của tỉnh để khơi dậy những ý tưởng SXKD của NLĐ. Tổ chức các hoạt động tư vấn trực tiếp của chuyên gia tư vấn khởi nghiệp, tổ chức đào tạo cho NLĐ khi về nước các kiến thức cơ bản và thiết thực nhất về khởi nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, các địa phương còn kết nối, tạo điều kiện giúp NLĐ khởi nghiệp hiệu quả bằng chính nguồn vốn và kinh nghiệm của họ, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp để chia sẻ những khó khăn, thuận lợi và động viên tinh thần khởi nghiệp kinh doanh cho NLĐ khi về nước.
2.3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
*) Một số hạn chế:
Mặc dù, những năm gần đây Chính phủ đã thể hiện sự quan tâm tới nhóm đối tượng NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước bằng các CSHTTVL nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả lực lượng LĐ này. Tuy nhiên các chính sách vẫn còn thiếu, độ bao phủ chưa cao, mới chỉ có các chính sách chung chung về việc khuyến khích và hỗ trợ giới thiệu việc làm cho NLĐ về nước, mà chưa có các quy định cụ thể, hướng dẫn triển khai tại các địa phương. Do đó, các CSHTTVL cho NLĐVN khi về nước vẫn còn nhiều điểm hạn chế như sau:
(i) Về triển khai chính sách phát triển thị trường lao động:
- Hệ thống thông tin TTLĐ hiện chưa đầy đủ, việc triển khai cập nhật thông tin TTLĐ còn gặp nhiều khó khăn do các địa phương không nắm được thông tin NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trở về địa phương, chất lượng thông tin điều tra thiếu chính xác. Việc thực hiện các báo cáo định kỳ về cung cầu, TTLĐ của các cấp còn kém chất lượng.
- Thông tin việc làm và tuyển dụng mới chỉ được COLAB thu thập, cập nhật từ các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam, và các doanh nghiệp này chỉ có nhu cầu tuyển dụng NLĐVN về nước là những LĐ đi làm việc ở Hàn Quốc và Nhật Bản trở về theo chương trình EPS và IM Japan, còn lại không tuyển NLĐVN về nước từ các thị trường khác. Như vậy, số lượng NLĐVN khi về nước được cung cấp thông tin tuyển dụng là rất ít, vì nhóm NLĐ thuộc diện EPS và IM Japan của nước ta chỉ chiếm khoảng 15% đến 20% /tổng số NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài về nước hàng năm.
- NLĐVN trở về từ các thị trường khác như: Đài Loan, Malaysia, Ả rập Xê-út, UAE, Rumani, Algeria,… hoàn toàn chưa được cung cấp các thông tin TTLĐ trong nước.
- Các thông tin việc làm và tuyển dụng được được cung cấp tới NLĐ chủ yếu qua kênh thông tin là: đăng thông tin trên website của COLAB, một số ít LĐ để lại thông tin trên website của COLAB sẽ được gửi email hoặc gọi điện thông báo về thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp, nhưng thời gian chờ đợi để nhận được thông tin việc làm phù hợp cũng rất lâu, thường là từ 3-6 tháng thậm chí có thể lâu hơn nếu COLAB chưa tiếp nhận được nhu cầu tuyển dụng nào phù hợp từ phía các doanh nghiệp, khiến cho NLĐ không mấy mặn mà chờ đợi thông tin. NLĐ về nước phải thường xuyên truy cập vào website của COLAB để theo dõi và nắm bắt thông tin tuyển dụng của các doanh nghiệp. Như vậy, đối với NLĐ có trình độ thấp, không thành thạo các kỹ năng tin học, không biết sử dụng các thiết bị công nghệ, hoặc NLĐ sống tại các khu vực nông thôn, miền núi không sử dụng các thiết bị điện tử có kết nối Internet sẽ khó tiếp cận các thông tin việc làm và tuyển dụng đó. Do đó, số lượng NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài về nước được cung cấp thông tin việc làm và tuyển dụng là quá nhỏ (chỉ khoảng vài trăm người, chi tiết xem bảng 3.4) so với số lượng NLĐVN về nước hàng năm.
- Số lượng các hội chợ việc làm và phiên GDVL dành riêng cho đối tượng là NLĐVN khi về nước mới được thực hiện rất ít so với nhu cầu của NLĐ. Mỗi năm cả nước mới chỉ tổ chức được từ 6-8 phiên GDVL, trong khi chỉ tính nguyên các tỉnh có số lượng lớn NLĐ đi làm việc ở nước ngoài trên cả nước đã khoảng 20 tỉnh thành. Như vậy, trung bình mỗi tỉnh chưa tổ chức được 01 phiên GDVL cho NLĐ về nước/1 năm.
- Phần lớn hội chợ việc làm và các phiên GDVL được tổ chức ở thành phố lớn là Hà Nội, sau đó là Thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh có số lượng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hàng năm thuộc nhóm cao nhất cả nước như: Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định cũng mới chỉ tổ chức được từ 1 đến 2 phiên GDVL trực tiếp cho NLĐ về nước, thậm chí có tỉnh cũng mới chỉ thực hiện kết nối trực tuyến với phiên GDVL tại Trung tâm DVVL Hà Nội, mà chưa trực tiếp tổ chức phiên GDVL cho NLĐ về nước tại địa phương mình. Vì thế, số lượng NLĐVN về nước có cơ hội tham gia vào hội chợ việc làm và các phiên GDVL chiếm tỷ lệ rất thấp. Một số ít NLĐ về nước từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nam Định biết thông tin và tham gia vào các phiên GDVL tại Trung tâm DVVL Hà Nội là do họ di cư tới thành phố này để tìm kiếm việc làm, hoặc do NLĐ được biết thông tin về các phiên GDVL này nên di chuyển từ các địa phương đến thành phố Hà Nội để tham gia phiên GDVL.
Khoảng cách địa lý xa xôi cũng là rào cản khiến một số NLĐ về nước biết thông tin về các phiên GDVL dành cho họ, nhưng cũng không thể và không
muốn tham gia.
- Các phiên GDVL do COLAB phối hợp với Văn phòng HRD tại Việt Nam, Văn phòng IM Japan tại Việt Nam và Trung tâm DVVL các tỉnh, cũng mới chỉ hướng tới đối tượng NLĐ thuộc diện EPS và IM Japan về nước, mà chưa nhân rộng ra cho tất cả các đối tượng NLĐ từ các thị trường khác trở về nước. Vì thế, đối tượng thụ hưởng còn rất thấp, tỷ lệ NLĐ về nước tìm được việc làm từ các phiên GDVL này mới chỉ đạt khoảng 1%/tổng số NLĐVN về nước hàng năm.
- Số lượng các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Việt Nam tham gia vào phiên GDVL vẫn là một con số khiêm tốn. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 100 doanh nghiệp tham gia vào phiên GDVL dành cho LĐ thuộc diện EPS và IM Japan về nước, và số chỗ việc làm trống mà các doanh nghiệp đó mang tới phiên GDVL mỗi năm rất ít, chỉ khoảng 300-400 vị trí. Trong khi, hiện có khoảng 7000 doanh nghiệp Hàn Quốc và khoảng 1.800 doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.
- Chưa tổ chức được các phiên GDVL để kết nối với doanh nghiệp và giới thiệu việc làm cho NLĐVN trở về từ các nước khác như: Đài Loan, Malaysia, Ả rập Xê-út, UAE, Rumani, Algeria, ...
- Số LĐ được giới thiệu việc làm từ các phiên GDVL vẫn còn rất nhỏ, trong khi nhu cầu tuyển lực lượng LĐ trẻ có trình độ tay nghề của các khu công nghiệp, các công ty liên doanh nước ngoài là rất lớn, do thiếu sự kết nối giữa doanh nghiệp tuyển dụng với NLĐVN khi về nước.
(ii) Về triển khai chính sách tín dụng ưu đãi:
- NLĐVN khi về nước hầu như ít có cơ hội tiếp cận với các khoản hỗ trợ tín dụng từ Trung ương và địa phương. Mặc dù tại Khoản 2 Điều 60 Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có nêu là NLĐ đi làm việc ở nước ngoài về nước nếu gặp khó khăn sẽ được vay vốn hỗ trợ để tự tạo việc làm cho bản thân. Nhưng trên thực tế, không có khoản ngân sách dành riêng để hỗ trợ tạo việc làm cho NLĐVN khi về nước. Hiện tại các địa phương đều sử dụng chung nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để hỗ trợ tín dụng cho NLĐ về nước.
Tuy nhiên, khoản vốn từ Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm cũng rất hạn hẹp, và từ năm 2016 thì không được phân bổ thêm về các địa phương. Do đó, các địa phương phải thực hiện cho vay theo kiểu quay vòng, nên nguồn vốn ưu đãi này chủ yếu dành để hỗ trợ các hộ nghèo, gia đình chính sách, người dân tộc thiểu số. Do đó, đối tượng là NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước rất khó để tiếp cận được khoản tín dụng hỗ trợ này.
- Hạn mức cho vay thấp, mỗi hồ sơ vay vốn chỉ được vay tối đa là 50 triệu
đồng, trong khi nhu cầu vay vốn của NLĐ khi về nước để triển khai hoạt động SXKD thường lớn hơn. Vì thế, chính sách hỗ trợ tín dụng cho NLĐ khi về nước thường không phát huy hiệu quả.
(iii) Về triển khai chính sách đào tạo nghề và đào tạo lại:
- Chất lượng đào tạo của một số ngành nghề ở trình độ sơ cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu TTLĐ. Công tác phối hợp giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp chưa thường xuyên, liên tục trong việc đào tạo nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm cho người học, nên NLĐVN khi về nước không thích thú với việc tham gia học nghề. Nguồn kinh phí cấp Trung ương và địa phương dành cho hoạt động đào tạo nghề và đào tạo lại cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước còn hạn chế.
- Mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn các tỉnh còn cồng kềnh, nhiều đầu mối, nhiều trường đào tạo cùng một nghề; Phân bố các trường giữa các vùng, địa phương chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở thành phố, còn nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa phát huy được vai trò đào tạo nghề cho lực lượng LĐ tại chỗ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo được đầu tư khá lớn, nhưng còn dàn trải, chưa nâng cao chất lượng dạy nghề. Bộ phận giáo viên có năng lực và kinh nghiệm còn thiếu. Sự phối kết hợp giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo chưa chặt chẽ.
- Công tác quy hoạch, trên các lĩnh vực việc làm, dạy nghề, hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội và hệ thống cơ chế chính sách liên quan đến dạy nghề, LĐ việc làm, chậm được xây dựng, ban hành; một số chính sách về hỗ trợ dạy nghề nhằm giải quyết việc làm, hỗ trợ đời sống và đảm bảo an sinh xã hội cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, chưa được chú trọng và triển khai đồng bộ.
(iv) Về triển khai chính sách hỗ trợ khởi nghiệp kinh doanh:
- Nước ta hiện vẫn chưa có chính sách cụ thể để hình thành nguồn lực thực hiện đào tạo cũng như bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp kinh doanh cho những LĐ trở về, để phát huy hiệu quả kép của hoạt động đưa NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài. Các CSKN cho NLĐVN khi về nước cũng mới chỉ dừng lại ở chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, đầu tư chi phí đào tạo,…. nên chưa đem lại hiệu quả thực tiễn.
- Một số tỉnh đã triển khai các CSKN thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp cho NLĐVN khi về nước, tổ chức đào tạo bổ sung kiến thức kinh doanh, thành lập câu lạc bộ khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp kinh doanh cho NLĐ về nước. Nhưng đây mới chỉ là hoạt động riêng lẻ của một số tỉnh, rất nhiều các địa phương khác có tỷ lệ cao NLĐ từ nước ngoài trở về như Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Nam Định nhưng vẫn chưa chú trọng và chưa nhận thức được vai
trò của việc truyền thông, hướng dẫn khởi nghiệp cho NLĐ khi về nước, để triển khai và lan rộng.
- Tinh thần và phong trào khởi nghiệp kinh doanh của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước còn rất thấp, rất ít NLĐ về nước có ý định sử dụng tiền vốn tích lũy và kinh nghiệm, tay nghề trong thời gian làm việc ở nước ngoài để về nước khởi sự công việc kinh doanh của riêng mình để tạo ra việc làm và mức thu nhập lớn hơn cho bản thân và gia đình.
- Tỷ lệ NLĐ đi làm việc ở nước ngoài khi về nước khởi nghiệp kinh doanh thành công rất thấp. Các trường hợp NLĐ về nước kinh doanh thành công chủ yếu có quy mô nhỏ như là hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp siêu nhỏ, rất ít các trường hợp khởi nghiệp kinh doanh với quy mô vừa và nhỏ để tạo ra việc làm cho LĐ khác.
*) Nguyên nhân của hạn chế:
CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước vẫn còn có nhiều điểm hạn chế vì những nguyên nhân sau đây:
(1) Về chính sách phát triển thị trường lao động
Các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài hiện nay chủ yếu được thể chế hóa thông qua hệ thống pháp luật về LĐ và việc làm. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa được hoàn thiện. Các văn bản pháp luật, và văn bản dưới luật như: các quyết định, thông tư, nghị định của chính quyền Trung ương và địa phương được ban hành chủ yếu hướng tới đối tượng NLĐ đi làm việc ở nước ngoài (chú trọng đến chiều đi), chỉ có vài điều khoản nhỏ dành cho NLĐ trở về được lồng ghép chung vào với các văn bản pháp luật quy định cho NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
Dưới góc nhìn chính sách, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương (Nguyên Viện Trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ LĐTB&XH) nhận định: "Về sự trở về của lực lượng lao động sau XKLĐ, chúng ta không có nhiều chiến lược, chương trình cho các lao động này hội nhập vào thị trường lao động. Cũng như sử dụng hết vốn, kỹ năng của họ."
Nguồn: Tổng hợp từ [117]
- Nội dung các văn bản pháp luật và CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước còn đơn giản và chỉ tập trung vào vấn đề khuyến khích tạo việc làm (Điều 59, 60 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo