CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TẠO VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC
4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài khi về nước
4.3.5. Các giải pháp khác
4.3.5.1. Tăng cường kết nối giữa các chủ thể quản lý nhà nước với các tổ chức, đơn vị có liên quan
Việc kết nối giữa các chủ thể quản lý nhà nước với cơ quan tín dụng, cơ sở dạy nghề, Trung tâm DVVL, doanh nghiệp XKLĐ và các doanh nghiệp khác trong triển khai CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, là vô cùng cần thiết và quan trọng để nâng cao kết quả thực hiện chính sách và đạt được các mục tiêu chính sách đã đề ra. (xem hình 4.1)
(1) CQQLNN Trung ương và địa phương, kết nối với các doanh nghiệp XKLĐ để thu thập thông tin dữ liệu về NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài ở cả chiều đi và chiều về; phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ để hỗ trợ NLĐ khi về nước tìm kiếm việc làm.
Hình 4.1: Kết nối giữa các chủ thể và các bên liên quan trong triển khai CSHTTVL cho NLĐVN khi về nước
Nguồn: NCS đề xuất (2) Các cơ sở đào tạo nghề kết nối với doanh nghiệp XKLĐ để nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo ngành nghề của các nước tiếp nhận LĐ; từ đó xây dựng phương án, chương trình đào tạo nghề phù hợp cho NLĐ để đào tạo đáp ứng nhu cầu TTLĐ nước ngoài. Đồng thời các cơ sở đào tạo nghề cũng phải kết nối với các doanh nghiệp tuyển dụng trong nước để đào tạo nghề, và đào tạo lại nâng cao tay nghề cho NLĐ khi về nước, sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp; liên kết với doanh nghiệp tuyển dụng để đảm bảo đầu ra là tạo việc làm ổn định cho NLĐ sau học nghề, thông qua việc ký kết các hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận cung ứng nhân lực sau đào tạo nghề với doanh nghiệp.
(3) Trung tâm DVVL tại các địa phương thường xuyên liên hệ với các doanh nghiệp trong nước để nắm bắt nhu cầu tuyển dụng LĐ của các doanh nghiệp này; từ đó thông tin về số chỗ việc làm trống, yêu cầu tuyển chọn của doanh nghiệp cho NLĐ về nước được biết. Đồng thời kết nối với CQQLNN địa phương, doanh nghiệp XKLĐ để nắm bắt được thông tin NLĐ về nước; cung cấp thông tin về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, kinh nghiệm làm việc của NLĐVN đã về nước cho doanh nghiệp tuyển dụng LĐ. Ngoài ra, trung tâm DVVL phối hợp với CQQLNN địa phương, doanh nghiệp để tổ chức các phiên GDVL cho NLĐVN khi về nước.
(4) Các doanh nghiệp tuyển dụng NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, chủ động kết nối với các doanh nghiệp XKLĐ để nắm bắt được thông tin về tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm, thị trường tiếp nhận LĐ của NLĐ khi về nước, từ đó có những lựa chọn tuyển dụng nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.
Bênh cạnh đó, các doanh nghiệp tuyển dụng LĐ cung cấp thông tin và nhu cầu tuyển dụng LĐ cho các Trung tâm DVVL để tìm kiếm ứng viên phù hợp, liên hệ với các trung tâm DVVL, sàn GDVL để tham gia trực tiếp vào các phiên GDVL, và tuyển chọn ứng viên.
(5) Doanh nghiệp XKLĐ liên kết với các doanh nghiệp tuyển dụng LĐ trong nước và nước ngoài, để tìm kiếm thông tin tuyển dụng và giới thiệu việc làm phù hợp cho những LĐ mà doanh nghiệp XKLĐ đưa đi làm việc ở nước ngoài, khi họ về nước.
(6) CQQLNN Trung ương và địa phương kết nối với cơ quan tín dụng để cung cấp nguồn lực tài chính và thông tin NLĐ khi về nước để hỗ trợ NLĐ khi về nước tiếp cận với vốn vay ưu đãi, hỗ trợ các thủ tục hồ sơ vay vốn cho NLĐ khi về nước.
Như vậy, CQQLNN Trung ương và địa phương đóng vai trò nòng cốt trong việc tạo ra mối liên kết và tăng cường sự kết nối giữa các tổ chức, đơn vị có liên quan trong triển khai các CSHTTVL cho NLĐVN đi làm việc ở nước ngoài khi về nước, nhằm nâng cao kết quả thực hiện chính sách.
4.3.5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin và chính phủ điện tử trong quá trình triển khai chính sách
Bộ LĐTB&XH nên phát triển một ứng dụng công nghệ thông tin, để giải quyết khoảng trống về thông tin và dịch vụ hỗ trợ việc làm của Chính phủ thông qua ứng dụng cung cấp nền tảng tích hợp qua mã dữ liệu bổ sung phi cấu trúc (USSD), được tích hợp sẵn trên điện thoại di động và các thiết bị điện tử có chứa dịch vụ điện thoại, để cập nhật thông tin liên quan đến NLĐ hồi hương. Công nghệ này cung cấp liên kết giữa nhiều bên bao gồm: Chính phủ, doanh nghiệp, và người NLĐ về nước [77]. Dựa trên kinh nghiệm của Philippines, Chính phủ có thể ứng dụng mô hình Chính phủ điện tử ứng dụng CNDĐ để quản lý, hỗ trợ và sử dụng lực lượng NLĐVN trở về, tham gia vào khu vực kinh tế. Thông qua các ứng dụng
CNDĐ này, Chính phủ có thể thu thập thông tin và nhu cầu của LĐ hồi hương, và NLĐVN về nước cũng dễ dàng nắm bắt cơ hội được tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, các khóa đào tạo, cơ hội việc làm tại địa phương, hay kết hợp với LĐ trở về khác để cùng khởi sự công việc kinh doanh riêng.
Để có thể triển khai ứng dụng công nghệ di động này ở Việt Nam, đòi hỏi có sự tham gia đầy đủ và quyết liệt của nhiều bên bao gồm: Nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp, và bản thân NLĐ về nước. Trong đó, vai trò và nhiệm vụ cụ thể của từng bên như sau:
+ Nhà nước mà đại diện là Bộ LĐTB&XH đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách cụ thể, điều phối hoạt động của các tổ chức, đơn vị liên quan như: Đơn vị cung cấp ứng dụng, trung tâm tư vấn đào tạo, doanh nghiệp, và Sở LĐTB&XH các địa phương cho NLĐ về nước.
+ Đơn vị cung cấp ứng dụng: Thiết kế phần mềm ứng dụng với các nội dung theo đơn đặt hàng của Bộ LĐTB&XH với giao diện bắt mắt và dễ sử dụng, và đặt các ứng dụng di động này tại các kho ứng dụng của Apple App Store và Goole Play Store. Thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách, chương trình hỗ trợ của Chính phủ dành cho NLĐ về nước, và đưa các thông tin này vào phần mềm ứng dụng, để NLĐ có thể tiếp cận và nắm bắt đầy đủ.
+ Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng NLĐ về nước: Cung cấp cho Trung tâm DVVL các thông tin nhu cầu tuyển dụng LĐ cụ thể về: số lượng, trình độ tay nghề, thời gian tuyển dụng. Sau đó, các trung tâm DVVL địa phương sẽ cập nhật các thông tin tuyển dụng này vào ứng dụng đi động để LĐ về nước có thể nắm bắt thông tin và tham gia ứng tuyển.
+ Các đơn vị liên quan và trung tâm tư vấn, đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng:
Xây dựng kế hoạch đào tạo, tư vấn với nội dung và lịch trình cụ thể, cung cấp lịch trình đào tạo cho Sở LĐTB&XH địa phương và đơn vị cung cấp ứng dụng để đăng tải thông tin lịch trình tư vấn, đào tạo lên ứng dụng di động dành riêng cho NLĐ về nước.
+ Người NLĐ về nước: Để có thể tiếp cận chính sách và sử dụng các dịch vụ hỗ trợ, yêu cầu đầu tiên là NLĐ cần sử dụng một chiếc điện thoại di động (điện
thoại Smartphone có kết nối Internet để cài đặt ứng dụng di động, hoặc điện thoại cơ bản để nhận thông tin chính sách và dịch vụ hỗ trợ thông qua sim-card). Yếu tố quan trọng và cần thiết hơn cả, là thái độ và nhu cầu tìm kiếm việc làm, các dịch vụ hỗ trợ khi về nước của NLĐ, để họ có thể chủ động tìm hiểu và tiếp cận thông tin dịch vụ mong muốn.
*) Ứng dụng dành cho điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử có kết nối Internet
Ứng dụng này được đặt tại các kho ứng dụng như Google Play Store hay Apple App Store, người dùng có thể tải về miễn phí để tiếp cận thông tin và đăng ký sử dụng dịch vụ. Với nội dung ứng dụng cụ thể xem tại phụ lục 3.9.
*) Ứng dụng dành cho điện thoại cơ bản không có kết nối Internet
Đối với những người không sử dụng Smartphone hay thiết bị điện tử có kết nối Internet, có thể tiếp cận thông tin và đăng ký sử dụng dịch vụ thông qua mã USSD từ điện thoại cơ bản của họ. Quy trình dịch vụ thông qua mã USSD cũng tương tự như của ứng dụng di động, chỉ khác biệt duy nhất về cách thức tiếp cận dịch vụ. Điểm khác biệt chính là việc xác nhận thông tin sẽ được gửi qua tin nhắn.
Mã USSD cũng có thể được sử dụng thông qua điện thoại thông minh trong trường hợp người dùng không kết nối Internet. Để thực hiện dịch vụ này, Bộ LĐTB&XH cần hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông.
Quy trình thực hiện ứng dụng công nghệ di động thông qua mã USSD chi tiết xem phụ lục 3.10.
Ở quốc gia có số lượng lớn LĐ đi làm việc ở nước ngoài hàng năm như Việt Nam thì việc thiết lập các ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ Chính phủ trong việc quản lý, hỗ trợ và sử dụng NLĐ khi về nước là vô cùng quan trọng và cần thiết.