Các công trình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 22 - 25)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục

1.2.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam hiện nay còn ít công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục nói chung và GDPT nói riêng.

- Có thể nói công trình nghiên cứu tương đối toàn diện đầu tiên về phân cấp quản lý nhà nước về GDPT là Đề tài khoa học cấp Bộ B98-52-22

“Nghiên cứu tập trung và phân quyền trong hệ thống quản lý ngành GDPT Việt nam” do TS. Nguyễn Tiến Hùng làm chủ nhiệm. Đề tài khoa học tập trung nghiên cứu các kiểu tập trung và phân cấp trong quản lý ngành giáo dục; lợi thế và rủi ro của phân cấp quản lý ngành giáo dục; các tiêu chí xác định tập trung hay phân cấp trong hệ thống quản lý ngành GDPT; khuynh hướng tập trung và phân cấp theo chức năng và các thành phần của chức năng quản lý giáo dục [31].

- Tiếp theo, năm 2003, Dự án hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện một khảo sát tại 12 tỉnh và thành phố và hoàn thành “Báo cáo hiện trạng và khuyến nghị về phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam”. Bản báo cáo đã mô tả

chi tiết hiện trạng và đề xuất khuyến nghị nhằm đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam.

- Năm 2003, các tác giả Đậu Hoàn Đô, Nguyễn Công Giáp và Đào Vân Vy đã cho công bố công trình nghiên cứu: “Phân cấp quản lý giáo dục Việt Nam: Thực trạng và xu hướng”. Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy Điển và Viện Chiến lược chương trình giáo dục. Công trình nghiên cứu đã bước đầu khái quát các xu hướng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục của các quốc gia trên thế giới; thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đề xuất phương hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam [23].

- Trần Hồng Hạnh (2011): “Một số nhìn nhận về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”,bài trong cuốn “Phân cấp quản lý nhà nước”, NXB Công an Nhân dân. Tác giả trình bày cơ sở lý luận về phân cấp quản lý nhà nước đối với GD&ĐT; thực trạng phân cấp quản lý nhà nước đối với GD&ĐT, qua đó đề xuất một số định hướng nhằm đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước đối với GD&ĐT ở nước ta hiện nay.

Đề cập đến những khó khăn, tồn tại trong quá trình phân cấp quản lý giáo dục ở Việt Nam, tác giả nhấn mạnh: hệ thống tổ chức bộ máy thực hiện phân cấp quản lý còn hạn chế, chưa có sự phân định rõ ràng, cụ thể nhyieemj vụ, quyền hạn giữa trung ương và địa phương; việc phân cấp quản lý còn gặp nhiều lúng túng, thiếu sự đồng bộ, dẫn đến tình trạng cắt khúc, chia việc mà thiếu sự liên thông trong hệ thống; sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, thống nhất nên ngành giáo dục thực hiện các chức năng chuyên môn rất khó khăn [64].

Một số tác giả đã công bố các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với GD-ĐT trên các tạo chí chuyên ngành, như:

- Nguyễn Tiến Hùng (2004): “Tìm hiểu quy trình nghiên cứu phân cấp quản lý giáo dục”, Tạp chí Phát triển giáo dục, số 4 (64). Theo tác giả, để có

thể xác định lại hợp lý trách nhiệm, quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý và nhà trường phổ thông, cũng như cơ chế phối hợp làm việc giữa các cấp đòi hỏi phải xác định được các mâu thuẫn, khó khăn trong thực hiện các chức năng quản lý giáo dục hiện hành của từng cấp quản lý và nhà trường, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục. Vì vậy, quy trình nghiên cứu về phân cấp quản lý giáo dục cần được thực hiện theo 3 bước: (1) xây dựng bức tranh hiện trạng về phân cấp quản lý giáo dục; (2) phân tích hiện trạng về phân cấp quản lý giáo dục; và (3) xây dựng các giải pháp về phân cấp quản lý giáo dục [32].

- Nguyễn Tiến Hùng (2006): “Vai trò của các cấp quản lý trong xu thế phân cấp quản lý giáo dục đại học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 6 năm 2006. Bài báo phân tích vai trò của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ và cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh/thành phố, Sở giáo dục và Đào tạo, các trường đại học trong xu hướng phân cấp quản lý giáo dục đại học [33].

- Đinh Thị Minh Tuyết (2007): “Về phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo nước ta hiện nay”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 142 (11-2007). Tác giả bài báo đã phân tích thực trạng phân cấp quản lý trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay; những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập; đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo. Tác giả bài báo nhấn mạnh: đổi mới phân cấp quản lý về giáo dục - đào tạo là một yêu cầu khách quan nhưng không thể tự do, tùy tiện. Không thể nhận thức đơn giản trong phân cấp quản lý về giáo dục - đào tạo và cũng không nên cứng nhắc quan niệm cho rằng tập trung là bất hợp lý, phân cấp là hợp lý và ngược lại [74].

- Trần Hồng Thắm: “Một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông”, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, số tháng 2/2012. Bài báo phân tích thực tiễn phân cấp quản lý nhà nước đối với bậc giáo dục phổ thông ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước đối với bậc học này. Tác giả đã trình bày một

số ý kiến về việc phân cấp quản lý GDPT với mong muốn góp phần định hướng cho việc thực hiện công tác này ở nước ta trong thời gian tới [65].

Theo tác giả, phân cấp quản lý GDPT chỉ có tác dụng thực sự khi trao quyền quyết định cho chính quyền cấp cơ sở và cấp nhà trường. Sẽ khó tìm thấy mô hình phân cấp GDPT thống nhất cho cả nước, vì mỗi địa phương đều có những điều kiện cụ thể khác nhau. Điều quan trọng là cần tìm ra những điểm chung để quy định và tùy thuộc vào đặc điểm riêng mà có những hướng dẫn cụ thể cho từng địa phương.

- Đinh Minh Dũng: “Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo cấp huyện vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 195 (4-2012). Tác giả bài báo trình bày quá trình phân cấp về GD-ĐT ở đồng bằng sông Cứu Long từ sau giải phóng miền Nam và nhấn mạnh: tuy có nhiều thời kỳ phân cấp quản lý nhà nước về GD-ĐT khác nhau, nhưng giáo dục tiểu học và THCS cơ bản được phân cấp quản lý cho UBND cấp huyện và nó đã phát huy tác dụng nhất định. Bài báo cũng đã trình bày những vấn đề đặt ra đối với phân cấp quản lý về GD-ĐT ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long [17].

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w