Quan điểm và định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 115 - 119)

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1. Quan điểm và định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

4.1.1. Quan điểm tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Để đẩy mạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế cần phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước nói chung, phân cấp QLNN về GDPT nói riêng. Trong những năm qua, Chính phủ và các cơ quan hữu quan đã có nhiều giải pháp tích cực để tăng cường phân cấp phân cấp quản lý đối với GDPT.

Tuy nhiên, quá trình phân cấp QLNN đối với GDPT trong thời gian qua xét về tổng thể chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, vẫn còn những hạn chế, bất hợp lý. Nguyên nhân được xác định là nhận thức của cán bộ, công chức về phân cấp phân cấp quản lý đối với GDPT chưa đầy đủ; chưa có các cơ chế, chính sách phù hợp cho việc phân cấp quản lý; các nguồn lực để thực hiện còn hạn chế.

Việc chuyển giao các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về GDPT chỉ có thể được tiến hành một khi thẩm quyền và trách nhiệm của cấp chuyển giao và cấp được chuyển giao đã được xác định rõ ràng. Vì vậy, bản thân quản lý nhà nước về GDPT phải hàm chứa nội dung phân định thẩm quyền của từng cấp hay nói cách khác, phân định thẩm quyền là tiền đề cho việc chuyển giao nhiệm vụ, quyền hạn hoặc rộng hơn nữa, điều chỉnh khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về GDPT cho phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của mỗi cấp chính quyền.

Do đó, có thể hiểu phân cấp là một hình thức phân định thẩm quyền QLNN giữa các cấp chính quyền. Quan điểm này được thể hiện tại khoản 1, Điều 11 Luật tổ chức chính quyển địa phương năm 2015: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hình thức phân quyền, phân cấp”.

Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt, tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về GDPT, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển GDPT ở từng địa phương trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cần phải căn cứ vào các quan điểm sau đây để mang lại hiệu quả cao. Các quan điểm đó là:

Một là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội trong từng giai đoạn, đặc thù, điều kiện và khả năng phát triển của từng địa phương; với từng loại hình đô thị, nông thôn, với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp phường trong nhiệm kỳ 2021-2026 với 177 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây.

Hai là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải đảm bảo quan điểm đáp ứng yêu cầu hiệu quả QLNN. Hiệu quả quản lý nhà nước về GDPT là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế gắn với hiệu quả xã hội. Quan điểm này nhấn mạnh, cấp nào giải quyết kịp thời các chức năng, nhiệm vụ và cung cấp dịch vụ GDPT tốt hơn, hiệu quả hơn, đáp ứng tốt các yêu cầu của nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện. Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền địa phương.

Ba là, tuân thủ quan điểm kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ, phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDPT của các sở, ngành với nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cấp chính quyền địa phương đối với GDPT trên địa bàn.

Bốn là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với các nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ được phân cấp. Phân cấp quản lý nhà nước về GDPT cũng phải đồng bộ, ăn khớp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan.

Năm là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc quyết định, thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về GDPT; chính quyền địa phương các cấp phải chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời phát huy dân chủ rộng rãi để nhân dân tham gia vào sự nghiệp phát triển GDPT.

Sáu là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT phải đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất. Phải đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống thể chế, các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế quản lý; đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường phổ thông.

Bảy là, đối với những nội dung đã được phân cấp, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện; các Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát và kiểm tra. Nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc trái với quy hoạch, kế hoạch phát triển GDPT đã được phê duyệt thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan nhà nước cấp trên xem xét giải quyết.

4.1.2. Định hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Từ những bài học kinh nghiệm của các quốc gia đã thực hiện phân cấp thành công và dựa vào cơ sở lý luận, những định hướng cho việc đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về GDPT bao gồm:

Một là, kết hợp tập trung và phân cấp, cũng như các kiểu phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, như phi tập trung hoá, uỷ quyền, trao quyền và xã hội hóa, đảm bảo quyền hạn đi đôi với trách nhiệm thực hiện và nâng cao quyền tự chủ cho các trường phổ thông. Cụ thể nên áp dụng mô hình phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương quản lý các trường phổ thông, trong đó Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung vào chức năng ban hành các văn bản quy phạm định hướng, hỗ trợ phát triển và kiểm soát hệ thống GDPT; cấp sở Giáo dục và Đào tạo được trao quyền quản lý các trường THPT, thực hiện các chức năng hỗ trợ phát triển, kiểm soát hệ thống và đảm bảo chất lượng GDPT ở địa địa phương;

cấp Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý các trường Tiểu học, THCS và cấp trường phổ thông được tự chủ trong xây dựng kế hoạch, quản lý đội ngũ cán bộ, giáo viên và ngân sách của nhà trường phù hợp với nhu cầu và điều kiện của mình.

Hai là, phân cấp quyền ra quyết định cho cấp thực hiện đi đôi với việc củng cố và xây dựng hệ thống chịu trách nhiệm với kết quả đầu ra. Để xây dựng một hệ thống chịu trách nhiệm cần tăng cường các mối quan hệ về tính chịu trách nhiệm giữa nhà quản lý, nhà trường với gia đình và xã hội. Để tăng cường trách nhiệm cần công khai, minh bạch thông tin, dùng các công cụ pháp lý và kinh tế để người dân có thể biểu đạt ý kiến và nguyện vọng của mình vối các cấp quản lý GDPT, khuyến khích cha mẹ học sinh và cộng đồng cùng chia sẻ công việc quản lý các trường phổ thông thông qua mô hình hội đồng trường phổ thông. Hệ thống chịu trách nhiệm cũng đòi hỏi sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên có liên quan, thông tin về kết quả giáo dục và chi tiêu tài chính của từng cấp quản lý GDPT và trường phổ thông phải công khai, minh bạch.

Ba là, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT đi đôi với nâng cao năng lực của cán bộ quản lý GDPT. Để phân cấp quản lý nhà nước về GDPT thành

công, một mặt cần không ngừng nâng cao cơ sở vật chất cho các trường phổ thông, mặt khác cần nâng cao năng lực cán bộ của cán bộ quản lý GDPT các cấp trong lập kế hoạch chiến lược, quản lý nhân sự, tài chính phù hợp với bối cảnh phân cấp quản lý.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w