Khái quát tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 100)

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.2. Phân tích thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3.2.1. Khái quát tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.1. Khái quát tình hình phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội được thực hiện từ UBND Thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo xuống UBND các quận, huyện và các Phòng Giáo dục và Đào tạo. Có thể khái quát hoá mô hình phân cấp quản lý đối với GDPT trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể hiện trong Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Phân cấp quản lý nhà nước đối với GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

UBND Sở

Thành phố GD&ĐT -

Quản lý các trường PT trên địa bàn;

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch GD và đảm bảo các nguồn lực cho GD;

- Thanh tra, kiểm tra; Các trường

- Xã hội hóa giáo dục. THPT

UBND Phòng

quận, huyện GD&ĐT

- Quản lý việc ĐTBD giáo viên của TP;

- Quản lý việc thực hiện các quy định về Tiêu chuẩn GV; thi, cấp bằng THPT;

- Xây dựng chương trình trình, đề án phát Triển GD và thực hiện khi được phê duyệt;

- Quản lý các trường THCS, Tiểu học;

- Thực hiện phổ cập giáo dục;

- Quản lý việc thực hiện các quy định về tiêu chuẩn GV; thi, cấp bằng Tiểu học;

- Thanh tra, kiểm tra; Trường

THPT và

- Xã hội hóa giáo dục.

Cụ thể các nội dung về phân cấp QLNN đối GDPT trên địa bàn Hà Nội như sau:

Một là, thực trạng phân cấp về bộ máy, nhân sự

Căn cứ Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, theo đó:

(1) Phân cấp về tổ chức, bộ máy

Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình trường đối với các cơ sở giáo dục công lập, tư thục theo quy định, bao gồm: trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh và cấp huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và các cơ sở giáo dục khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo quy định. Quyết định cho phép thành lập, quyết định giải thể hoặc chấm dứt hoạt động đối với cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài (trừ cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên chính phủ đề nghị thành lập) theo quy định trên cơ sở tham mưu của Sở Giáo dục và đào tạo

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, thu hồi quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể, đổi tên, chuyển đổi loại hình đối với các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, tư thục theo quy định, bao gồm: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chủ tịch UBND cấp xã cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, đình chỉ hoạt động giáo dục, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập theo quy định.

(2) Phân cấp về nhân sự.

Theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, việc phân cấp được tiến hành như sau:

Bộ Giáo dục và đào tạo quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục. Quy định tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm; tiêu chuẩn chức danh Giám đốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo.

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quyết định biên chế công chức của cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh trong tổng số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao; Phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật trên cơ sở trình của UBND tỉnh

UBND thành phố Hà Nội quyết định biên chế công chức của cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh trong tổng số biên chế công chức được cơ quan có thẩm quyền giao. Phê duyệt tổng số lượng người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh theo quy định của pháp luật.

UBND cấp huyện chỉ đạo thực hiện việc sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định; thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục.Sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương; bảo đảm đủ biên chế công chức quản lý giáo dục, đủ số lượng người làm việc theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt,

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định tuyển dụng hoặc ủy quyền quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục theo các quy định hiện hành;

phân bổ số lượng người làm việc theo vị trí việc làm; công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thay đổi vị trí việc làm, khen thưởng, kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục công lập phỏ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện không có cấp trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục khác thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở kế hoạch do Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng và ý kiến thẩm định của Phòng Nội vụ.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quyết định thành lập hội đồng trường, công nhận, bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch hội đồng trường, bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng trường các cơ sở giáo dục công lập trên cơ sở tham mưu của Sở Gáo dục và Đào tạo.

Trên cơ sở các quy định chung của Trung ương, hiện trạng cụ thể phân cấp trong tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự của thành phố Hà Nội ở một số lĩnh vực cơ bản như sau:

Theo quy định, quản lý nhân sự trong GDPT hiện nay như sau: Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý nhân sự khối các trường THPT, UBND các quận, huyện quản lý nhân sự khối các trường THCS, Tiểu học.

Quy trình bổ nhiệm Giám đốc Sở, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo:

Tập thể cán bộ quản lý giáo dục bỏ phiếu tín nhiệm, sau đó thông qua thường vụ Thành ủy, quận ủy, huyện ủy và UBND Thành phố, các quận, huyện quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của Bộ hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng: Ở các bậc học THPT, THCS vàTiểu học, tập thể giáo viên của trường bỏ phiếu tín nhiệm, sau đó UBND Thành phố, quận, huyện ra quyết định bổ nhiệm. Ở một số quận, huyện, việc bổ nhiệm Hiệu trưởng lấy ý kiến hẹp trong lãnh đạo nhà trường nên dẫn đến tình trạng bổ nhiệm người không được cán bộ, giảng viên của nhà trường tín nhiệm, gây mất đoàn kết nội bộ.

Bảng 3.2. Thống kê công tác bổ nhiệm cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019 Năm học Số cán bộ được bổ Danh sách quy hoạch cán

nhiệm bộ quản lý

BN Mới BN Lại

18 đồng chí trong diện

2014-2015 Thành ủy quản lý,

407 đồng chí cấp trưởng, 1029 đồng chí cấp phó 18 đồng chí trong diện 2015- 2016 62 51 Thành ủy quản lý,

CBQL CBQL 407 đồng chí cấp trưởng, 1029 đồng chí cấp phó 2016- 2017

2017- 2018

13 đồng chí GĐ, PGĐ Sở 54 đồng chí TP, PTP các

2018- 2019

phòng thuộc Sở

1.061 đồng chí HT, PHT

Cấp bổ nhiệm Thành ủy

và Sở GD&ĐT

Sở GD&ĐT

Sở GD&ĐT Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường trực thuộc, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch biên chế cho tẩt cả các cấp học, chi tiết tới từng loại giáo viên và cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND Thành phố phê duyệt. Trong thực tiễn, tại một số trường do sự phối hợp không tốt giữa cơ quan Nội vụ và cơ quan quản lý giáo dục trong xây dựng chỉ tiêu biên chế nên gây ra rất nhiều khó khăn cho GDPT trong xây dựng kế hoạch phát triển GDPT. Ở các quận, huyện, thực tế quản lý nhân sự GDPT rất khác nhau: có nơi UBND các quận, huyện quản lý trực tiếp, có nơi quản lý nhân sự thông qua tham mưu của Phòng Nội vụ, có nơi quản lý nhân sự thông qua ủy quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Quy trình tuyển dụng giáo viên: Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo nhu cầu tuyển dụng giáo viên hàng năm, sau đó Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho UBND Thành phố thành lập Hội đồng tuyển dụng. Kết quả tuyển dụng

giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Nội vụ trình UBND Thành phố phê duyệt và những người trúng tuyển được phân công về các trường trên địa bàn các quận, huyện. Một bất cập lớn hiện nay là ngành giáo dục không được toàn quyền quyết định phân bổ chỉ tiêu nhân sự ngành giáo dục. Bất cập này là một trong các nguyên nhân dẫn đến cơ cấu giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố không đồng bộ, có nơi thừa nơi thiếu.

Công tác đào tạo giáo viên tuy đã có quy định là UBND Thành phố chịu trách nhiệm về đào tạogiáo viên THCS trở xuống nhưng vẫn thiếu các quy định cụ thể về trách nhiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạo và UBND các cấp trong đào tạo giáo viên (46,8% hoàn toàn đồng ý, 2,6% phần nào đồng ý; xem bảng 2.2, câu hỏi 14). Đây có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến việc đào tạo giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo viên.

Bảng 3.3. Khảo sát đánh giá mức độ phân cấp về bộ máy, nhân sự trong GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Hoàn toàn Phần nào Không có Phần nào Hoàn toàn Câu hỏi* đồng ý đồng ý ý kiến không không đồng

(%) (%) (%) đồng ý (%) ý (%)

Câu hỏi 14 46,8 2,6 16,3 4,4 9,9

Câu hỏi 15 33,2 28,9 11,1 13,4 13,4

Câu hỏi 16 31,3 25,8 14,7 13,1 15,1

Câu hỏi 17 36,8 19,0 9,9 19,80 14,6

* Danh mục các câu hỏi trong phần Phụ lục

Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học của tác giả Trong bồi dưỡnggiáo viên, tuy đã có quy định về trách nhiệm và quyền hạn của UBND Thành phố, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo nhưng việc chuẩn hóa cán bộ, giáo viên còn rất khó khăn, vì vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những hướng dẫn cụ thể để giải quyết với những cán bộ, giáo viên này (31,3% nhất trí, 25,8% phần nào nhất trí; xem bảng 2.2, câu hỏi 16).

Giải pháp cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các ý kiến đều cho rằng để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và những bất cập hiện nay việc đào tạo giáo viên từ THCS trở xuống và bồi dưỡng giáo viên trên địa bàn Thành phố cần giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý và thực hiện.

Điều động, biệt phái cán bộ, giáo viên trong phạm vi các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo do Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định;

điều động, biệt phái cán bộ, giáo viên trong phạm vi các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo do Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Điều động, biệt phái cán bộ, giáo viên từ các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sang các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc ngược lại:

Sau khi có ý kiến chấp thuận của nơi cho viên chức đi và ý kiến chấp thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ nơi tiếp nhận cán bộ, giáo viên đến hoặc ngược lại, do Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Điều động, biệt phái cán bộ, giáo viên từ các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo này sang các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo kia: Sau khi có ý kiến chấp thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ nơi cho cán bộ, giáo viên đi và ý kiến chấp thuận của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Nội vụ nơi cho cán bộ, giáo viên đến, Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.

Thuyên chuyển giáo viên trong phạm vi Thành phố: Đối với giáo viên THPT, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển theo ngành; đối với giáo viên THCS vàTiểu học do UBND các quận, huyện quyết định. Điều này dẫn đến việc tình trạng ngành giáo dục không nắm được thông tin, gây khó khăn rất nhiều cho việc xây dựng kế hoạch giáo dục, chất lượng giáo viên không đáp ứng được yêu cầu và cũng gây khó khăn cho giáo viên khi có nguyện vọng chuyển trường.

Thuyên chuyển giáo viên phạm vi ngoài Thành phố: Trên cơ sở biên bản của Hội đồng xét thuyên chuyển giáo viên của các quận, huyện, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo ký duyệt danh sách đề nghị Sở Nội vụ ra quyết định. Khi tiếp nhận giáo viên từ tỉnh khác chuyển về, Sở Nội vụ căn cứ đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo để ra quyết định.

Về thực trạng phân cấp quản lý nhân sự, các ý kiến đều cho rằng nếu Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý toàn diện về nhân sự sẽ sắp xếp, điều tiết được nhân sự phù hợp với đặc điểm của ngành, tạo điều kiện phát triển GDPT. Trong những năm tới cần phân cấp quản lý nhân sự nhiều hơn cho các quận, huyện và các trường phổ thông.

Hai là, thực trạng phân cấp trong quản lý tài chính và cơ sở vật chất Theo Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, việc phân cấp được tiến hành như sau:

HDND thành phố Hà Nội quyết định mức thu học phí hàng năm đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của tỉnh theo quy định của pháp luật trên cơ sở trình UBND cấp tỉnh( Sở Giáo dục và đào tạo tham mưu).

UBND thành phố Hà Nội bố trí đúng, đủ ngân sách nhà nước chi cho giáo dục tại địa phương theo quy định; quản lý, kiểm tra việc sử dụng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành nhằm đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; thực hiện thu, sử dụng học phí và các khoản thu hợp pháp khác đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc tỉnh; thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực hợp pháp để phát triển giáo dục tại địa phương. Bố trí đủ quỹ đất dành cho các cơ sở giáo dục theo chiến lược, kế hoạch phát triển giáo dục tại địa phương.

UBND cấp huyện bảo đảm đủ các điều kiện về tài chính, tài sản, cơ sở vật chất và quỹ đất theo quy định; thực hiện chính sách xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục; ban hành các quy định để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.

UBND cấp xã đầu tư hoặc tham gia đầu tư xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trung tâm học tập cộng đồng theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện; phối hợp với các đơn vị có liên quan

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 83 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w