Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG

2.1. Quản lý và quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

2.1.2. Quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông

Để làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông cần làm sáng tỏ thuật ngữ: giáo dục phổ thông. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Quy định tiêu chuẩn, quy trình xây dựng, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức và hoạt động của hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 14/2017/TT-BGDĐT (có hiệu lực từ 22/07/2017), thì: Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp).

Như vậy, thuật ngữ giáo dục phổ thông là thuật ngữ mang nội hàm rộng bao gồm cả giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở (giai đoạn giáo dục cơ bản) và giáo dục trung học phổ thông (giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp).

Trên cơ sở phân tích trên có thể hiểu: quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông là một lĩnh vực của quản lý nhà nước do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thực hiện sự tác động và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu duy trì kỷ luật, kỷ cương, phát triển giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Từ quan niệm trên có thể xác định các yếu tố cấu thành của QLNN về GDPT ở Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, chủ thể QLNN về GDPT là các cơ quan nhà nước. Cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của luận án là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước. Theo quy định của Luật Giáo dục hiện nay hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT được quy định như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về GDPT. Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định những chủ trương lớn có ảnhhưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, những chủ trương về cải cách nội dung chương trình của các bậc học phổ thông, hằng năm báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động GDPT và việc thực hiện việc thu chi ngân sách GDPT.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về GDPT.

Các Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về GDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của mỗi Bộ; đồng thời phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về GDPT. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan tổng hợp chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước trình Thủ tương Chính phủ phê duyệt; chịu trách nhiệm về tính hợp lý, sự đáp

ứng nhu cầu thực tiễn và cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực được đào tạo. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan liên quan lập dự toán, phân bổ, tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước; xây dựng các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về tài chính - ngân sách; bảo đảm tài chính và thực hiện thanh tra, kiểm tra tài chính - ngân sách đối với lĩnh vực GDPT theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nuớc và các văn bản pháp luật có liên quan. Bộ Nội vụ có trách nhiệm thực hiện những quy định về quản lý biên chế GDPT quy định tại Nghị định của Chính phủ.

Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cáp thực hiện quản lý nhà nước về GDPT ở địa phương theo quy định của Chính phủ.

Ở cấp tỉnh có Sở Giáo dục và Đào tạo. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước UBND cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về GDPT trong phạm vi tỉnh, bao gồm các trường tiểu học, THCS, THPT. Một số Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ được quản lý chuyên môn và một vài mặt khác thuộc quá trình GDPT. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp THCS, THPT.

Cấp huyện có Phòng Giáo dục và Đào tạo. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về GDPT trong phạm vi các quận, huyện. Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện quản lý các trường tiểu học, THCS. Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp tiểu học.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về GDPT

CHÍNH PHỦ

BộGD&ĐT UBND cấp tỉnh

Sở GD&ĐT UBND cấp huyện

Phòng GD&ĐT UBND cấp xã

Ghi chú:  Quan hệ trực thuộc về tổ chức

Quan hệ chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ Thứ hai, nội dung quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông.

Chủ thể QLNN sẽ tiến hành các hoạt động sau trong lĩnh vực GDPT:

- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục phổ thông;

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về GDPT;

ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục phổ thông;

- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung GDPT; tiêu chuẩn nhà giáo;

tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ;

- Tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông;

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w